Sinh con từ tinh trùng người đã mất: Người nhà than, bệnh viện khó xử!

KIM ĐỒNG |

Khi sinh con từ nguồn tinh trùng người đã mất, thân nhân buộc phải “cầu cứu” đến Bộ Y tế vì hiện nay chưa có quy định cụ thể. Việc này khiến thân nhân người gửi gặp nhiều khó khăn, các bệnh viện và cơ quan chức năng có liên quan chỉ biết “chờ” chỉ đạo...

Bệnh viện “từ chối” sinh con cho người đã mất

 Thời điểm hiện nay nhiều người đã tìm đến BV để nhờ lưu trữ tinh trùng với nhiều lý do khác nhau.

Sinh con từ tinh trùng người đã mất: Người nhà than, bệnh viện khó xử! - Ảnh 1.

Nơi lưu giữ tinh trùng tại Bệnh viện Hùng Vương

Bác sĩ Lý Thái Lộc - Trưởng Khoa hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) cho biết, có những trường hợp có người đang hấp hối do tai nạn giao thông, bị bệnh sốt huyết não hoặc bệnh lý nghiêm trọng và đang sống cuộc sống thực vật, sắp tử vong... thì gia đình mong muốn duy trì nòi giống nên lưu trữ tinh trùng.

Cũng có những trường hợp người đàn ông đã lập gia đình nhưng do vợ chồng chưa có điều kiện sinh con ngay hoặc gặp khó khăn trong quá trình mang thai tự nhiên... nên gửi tinh trùng để sử dụng sau này.

Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng tinh trùng của người gửi đã mất để sinh con còn nhiều trở ngại.

Trường hợp bà P.T.H. (TPHCM) có con trai đã qua đời do bệnh nặng. Bà H đã kịp nhờ bệnh viện trữ lại tinh trùng cho con với mong muốn thụ tinh trong ống nghiệm sinh con.

Thế nhưng, khi bà H và con dâu làm thủ tục xin thụ tinh thì bị từ chối. BV cho rằng, con bà H đã qua đời…Bà H buộc chạy phải ngược xuôi làm đơn “cầu cứu” Bộ Y tế.

Tại BV Hùng Vương, khi nhận đơn từ người thân của người bệnh muốn lưu trữ tinh trùng thì BV sẽ lấy tinh trùng. Còn việc thụ tinh trong ống nghiệm thì chưa làm được vì Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể nên gây trở ngại về tư pháp khi trẻ sinh ra.

Đó là vấn đề Giấy khai sinh hoặc có những trường hợp tranh chấp di sản thừa kế… sau này”, bác sĩ Lộc nói.

Để giải quyết việc này, BV Hùng Vương sẽ tư vấn và hướng dẫn người thân người được giữ tinh trùng làm thủ tục để xin phép Bộ Y tế. Được biết, sau khi lấy tinh trùng BV sẽ lưu trữ trong một năm. Sau đó, gia đình sẽ phải làm đơn xin gia hạn thời gian lưu trữ…

BV chỉ thực hiện lấy tinh trùng người đã mất để thụ tinh ống nghiệm khi có sự “đồng ý” của Bộ Y tế.

Vợ chồng hợp pháp được sử dụng tinh trùng

Theo các bác sĩ tại TPHCM, thủ tục xin thụ tinh gồm: những trường hợp bình thường thì yêu cầu phải là hôn nhân hợp pháp, có chỉ định y khoa thích hợp…

BV sẽ hướng dẫn các quy trình tiếp theo để “xin” Bộ Y tế. Tuy nhiên, quy định của pháp luật chỉ cho phép sử dụng tinh trùng hoặc phôi, trứng… của bệnh nhân khi họ còn sống nhưng khi họ qua đời thì chưa có quy định.

"Điều này, đòi hỏi tất cả các thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm phải có sự đồng thuận, được người chồng và người vợ ký.

Việc không có chữ ký của người chồng thì người vợ phải có ủy quyền. Thế nhưng khi người đã mất đi thì không có người ký giấy ủy quyền nên rất khó xử lý", bác sĩ Lộc nói.

Ngoài ra, trường hợp hai người chung sống với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn hoặc chưa kịp đăng ký mà người chồng chết thì sẽ khó xử lý vì không ai chứng minh hai người là vợ chồng hợp pháp.

Trước thiếu sót còn tồn tại trên, một người dân tại TPHCM cho rằng, Bộ Y tế sớm có những quy định cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho thân nhân người đã mất nếu có nhu cầu sinh con cho người đã mất từ tinh trùng được lưu trữ ở BV.

Ngoài ra, việc gửi tinh trùng tại các cơ sở y tế phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Đừng để ai thích lưu giữ thì lưu giữ, ai thích sử dụng như thế nào thì sử dụng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại