Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) là 1 trong số những Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành Khu vực của Tổ chức Khí tượng Thế giới có trụ sở chính ở Chiyoda, Tokyo. Là nơi mà siêu bão Lan đổ bộ với sức gió 165 km/h và gây mưa lớn.
Theo JMA, thành phố Shingu thuộc tỉnh Wakayama phía tây nam Tokyo có lượng mưa kỷ lục trong 17 năm chỉ trong 3 ngày qua (894 mm).
JMA là Trung tâm Khí tượng hàng đầu ở châu Á
Không chỉ dự báo, đặt tên, đưa ra cảnh báo về các xoáy thuận nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương hay thu thập và cung cấp thông tin liên quan tới thời tiết ở Nhật Bản, JMA còn theo dõi và cảnh báo các thiên tai khác (động đất, núi lửa, sóng thần...).
Xem video:
Hình ảnh độ phân giải cao chụp từ vệ tinh Himawari - 8. Nguồn: Youtube/Space Videos.
Là quốc gia thường xuyên phải hứng chịu các thiên tai như động đất, núi lửa, bão... nên Nhật Bản rất chú trọng tới việc phát triển công nghệ dự báo, theo dõi tân tiến nhất. Biến JMA thành Trung tâm Khí tượng hàng đầu châu Á.
Nơi làm việc bên trong JMA. Ảnh JMA.
Tháng 7 năm 1989, Trung tâm Bão Tây Bắc Thái Bình Dương (Typhoon Center) được thành lập nhằm theo dõi, dự bão và thu thập thông tin liên quan tới các xoáy thuận nhiệt đới như siêu bão Lan đang đổ bộ hiện nay.
Để có được những hình ảnh, thông tin cụ thể và chính xác nhất thì JMA có những vệ tinh thời tiết như Himawari 8 và 9. Có thể ví chúng như "cặp mắt" của JMA. Bên cạnh đó là 20 Trạm quan sát Radar Thời tiết (Weather Radar Observation) dưới mặt đất. Tất cả có thể ví như một hệ thống "ăng-ten" cực nhạy giúp Nhật Bản luôn biết trước, chủ động ứng phó thiên tai.
Đài quan sát Radar dưới mặt đất và hai vệ tinh trên cao chính là những "cặp mắt" sắc bén nhất của JMA. Ảnh JMA.
Cặp đôi vệ tinh Himawari 8 và 9
Ngày 7/10, vệ tinh quan sát thời tiết Himawari-8 do hãng Mitsubishi Electric Corp chế tạo từ trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam Nhật Bản được phóng lên quỹ đạo, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực nâng cáo độ chính xác của công tác dự báo của JMA.
Vệ tinh Himawari - 8. Ảnh JMA.
Sự kiện này được cho là có thể tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực dự báo thời tiết.
Đây là vệ tinh tân tiến nhất thế giới với trang bị thiết bị hình ảnh tiên tiến (AHI) với bộ lọc có thể quan sát trong điều kiện nhiều mây hay vào buổi đêm với hình ảnh thời gian thực, màu sắc thực của đám mây và các cơn bão với độ phân giải cao.
Hình ảnh mà vệ tinh này có thể chụp được sắc nét tới nỗi bạn có thể quan sát được các chi tiết rất nhỏ trên bề mặt trái đất (Độ phân giải cao nhất lên đến 11000x11000, tương đương 121MP).
Hình ảnh sắc nét từ vệ tinh Himawari - 8. Ảnh JMA.
Không những thế thiết bị còn đo được lượng tro bụi núi lửa phát tán vào không khí giúp cho việc dự báo, theo dõi hoạt động của núi lửa thêm chính xác. Mỗi 10 phút, vệ tinh sẽ gửi các hình ảnh về (trước đó, chu kỳ này là 30 phút của vệ tinh Himawari-7).
Tháng 11/2016 tên lửa H2A mang theo vệ tinh Himawari-9 đã được phóng thành công từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima thuộc tỉnh Kagoshima, đây là vệ tinh dự phòng và giúp hỗ trợ Himawari - 8 nhằm tăng cường độ chính xác hơn.
Trạm quan sát Radar Thời tiết (Weather Radar Observation) dưới mặt đất
Trạm quan sát được trang bị radar có thể theo dõi các hiện tượng thời tiết như mưa, tuyết... trong vòng bán kính vài trăm km. Có tới 20 trạm radar như vậy trên khắp Nhật bản (xem hình dưới):
20 trạm radar có bán kính theo dõi hàng trăm km khắp Nhật Bản. Ảnh JMA.
Mỗi 5 phút, các thông tin thu thập được sẽ được hiển thị trên màn hình giúp cho các nhà khí tượng có được thông tin chi tiết và cập nhất về diễn diễn thời tiết ở khu vực mình.
Hiện tại, cơn bão Lan đã đổ bộ và gây mưa lớn ở Nhật Bản, JMA vẫn tiếp tục sử dụng những thiết bị hàng đầu để có thể liên tục cập nhật thông tin diễn biến và dự đoán hoạt động của cơn bão trong vài ngày tới.
Bài viết được dịch từ nguồn: Jma.go.jp, Journals.ametsoc.org, Onlinelibrary.wiley.com