Sẽ ‘tinh giản’ hàng loạt cán bộ lãnh đạo

H.V |

Sẽ có người đang làm trưởng xuống phó, thậm chí xuống làm nhân viên. Đây không phải do năng lực yếu kém, mà do yêu cầu của tổ chức cần tinh giản.

Đó là chia sẻ của ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ chiều 9/1, trong buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ do Bộ Nội vụ tổ chức. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chủ trì buổi họp.

Trong năm 2018, Bộ Nội vụ đã và đang tiếp tục hoàn thiện các dự án luật: Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền đị phương. Tiếp tục thẩm tra danh sách tinh giản biên chế năm 2018 của các bộ, ngành và địa phương.

Ông Phan Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cho biết, trong thời gian tới sẽ tiến hành sắp xếp 16 đơn vị cấp huyện, 631 đơn vị hành chính cấp xã. Khuyến khích sắp xếp thêm tùy theo điều kiện của từng địa phương.

Về việc sáp nhập, tinh giản các chức danh lãnh đạo, ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ cho rằng: “Tách ra thì rất vui nhưng sắp xếp lại thì ảnh hưởng tới các cán bộ, phải làm tốt công tác truyền thông để cán bộ đồng thuận và coi đây là việc bình thường”.

Theo ông Vũ Đăng Minh, khi sáp nhập có người đang làm trưởng sẽ xuống phó, thậm chí xuống làm nhân viên. Đây không phải là do năng lực yếu kém, mà do yêu cầu của tổ chức. Hy sinh vì sự nghiệp chung.

"Do vậy, phải tuyên truyền để họ vui vẻ chấp nhận và hoàn thành nhiệm vụ. Trong Luật Công chức cũng đề cao vai trò công chức chuyên môn, để họ có con đường phấn đấu từ chuyên viên lên chuyên viên chính, chuyên gia. Công chức phải tinh thông nhiệm vụ”, ông Minh cho biết.

Bên cạnh đó, để thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật về công tác cán bộ, Bộ Nội vụ đã có văn bản hướng dẫn về việc không thực hiện bổ nhiệm chức danh “Hàm” gửi các bộ, cơ quan nganh bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố... đề nghị không thực hiện việc bổ nhiệm mới chức danh “Hàm” đối với cán bộ công chức, viên chức.

Về việc hợp nhất các sở ngành, phòng ban. Bộ Nội vụ đã xây dựng hai dự thảo Nghị định liên quan tới vấn đề này. Hiện hai dự thảo Nghị định này đang được trình Chính phủ.

Đây là hai nghị định làm cơ sở để phân cấp cho chính quyền địa phương sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đến nay, một số tỉnh, thành phố đã thực hiện xong việc hợp nhất một số sở, ban ngành, phòng, ban.

Tỉnh Lào Cai đã hợp nhất Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng. Hà Giang hợp nhất Ban Tổ chức tỉnh ủy với Sở Nội vụ, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với Thanh tra tỉnh, Đảng bộ khối doanh nghiệp với Đảng bộ khối cơ quan tỉnh.

Thành phố Hải Phòng hợp nhất một số đơn vị như: Văn phòng Quận ủy với Văn phòng HĐND và UBND quận Hồng Bàng, huyện An Dương. Ban Tổ chức huyện ủy và Phòng Nội vụ huyện Kiến Thụy. Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Kiến Thụy và Thanh tra huyện.

Mới nhất là tỉnh Hà Tĩnh hợp nhất Ban Tổ chức huyện ủy Đức Thọ với Phòng Nội vụ huyện, hợp nhất cơ quan Ủy ban Kiểm tra huyện ủy với Thanh tra huyện. Tỉnh Cao Bằng cũng đang tiến hành hợp nhất một số cơ quan thuộc tỉnh.

Xem bài gốc Tại Đây

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại