Prague (có thể đọc là Praha, thủ đô của Cộng hòa Séc) từng là một trung tâm giả kim huyền bí trong thế kỷ 16. Bằng chứng là tòa nhà cũ kỹ phát hiện vào năm 2002, có vẻ như là phòng thí nghiệm giả kim, gọi là Speculum Alchemiae.
Phát hiện Speculum Alchemiae
Năm 2002, thành phố Prague đã bị trận lũ lớn, khiến 30.000 người mất nhà cửa và ít nhất 16 người thiệt mạng. Trong quá trình dọn dẹp sau trận lụt, người ta đã phát hiện ra ngôi nhà cũ kỹ trong khu Do Thái chứa cơ sở thí nghiệm dưới lòng đất từ thế kỷ 16. Xem xét tòa nhà khiến người ta cho rằng đó là phòng thí nghiệm giả kim.
Bên trong xưởng giả kim.
Khám phá này bao gồm các xưởng giả kim có thiết bị và một mạng lưới đường hầm kết nối tới ba địa điểm quan trọng ở Prague gồm: tòa thị chính cũ, doanh trại và lâu đài Prague. Ngôi nhà hiện là địa điểm của bảo tàng thuật giả kim, gọi là Speculum Alchemiae.
Vào thế kỷ 16, Prague là lãnh địa của Hoàng đế La Mã Rudolf II (1552-1612). Rudolf II được biết đến là người bảo trợ cho nghệ thuật và khoa học. Ông được phong là Hoàng đế La Mã thần thánh vào năm 1576 và cai trị thành phố Prague vào năm 1583.
Chân dung Hoàng đế La Mã Rudolf II.
Cho đến khi ông qua đời vào năm 1612, Rudolf II đã làm Prague trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học và sáng tạo nghệ thuật hàng đầu ở châu Âu. Ông đã tập hợp một số nhà khoa học, triết gia và nghệ sĩ tiếng tăm nhất lục địa vào thời điểm đó.
Một số nhà khoa học nổi tiếng từng làm việc ở Prague dưới sự bảo trợ của ông là nhà thiên văn học Tycho Brahe (1546-1601) và Johannes Kepler (1571-1630).
Ngoài quan tâm đến khoa học, hoàng đế còn tỏ ra thích thú những điều huyền bí. Rudolf II là người bảo trợ cho các nhà giả kim và tương tác với các nhân vật pháp sư nổi tiếng như John Dee và Edward Kelley.
Phòng thí nghiệm từ thế kỷ 16 dường như là minh chứng cho sự quan tâm của hoàng đế đối với những thứ phức tạp về trí tuệ tiềm ẩn của thời đại trước.
Rudolf II - Người say mê khoa học và thuật giả kim
Ngày nay, có sự tách biệt rõ ràng giữa khoa học và ma thuật thần bí. Thuật giả kim, chiêm tinh và các ngành tương tự ngày nay bị coi là giả khoa học.
Tuy nhiên, trong thế kỷ 16 và 17, dường như ít có sự khác biệt giữa khoa học và ma thuật. Nhiều nhân vật được coi là nhà khoa học vĩ đại ngày nay cũng bị mê hoặc bởi ma thuật.
Ví dụ, ông Julian Kepler là một nhà chiêm tinh. Isaac Newton, ngoài đóng góp mang tính cách mạng cho lĩnh vực cơ học cổ điển, còn dành phần lớn cuộc đời để nghiên cứu thuật giả kim. Robert Boyle, cha đẻ của hóa học hiện đại, cũng bị ám ảnh bởi các nhà giả kim thời đó.
Chân dung John Dee.
Mặt khác, John Dee nổi tiếng là nhà giả kim và nhà huyền môn, cũng là nhà toán học kiêm nhà thiên văn học xuất sắc, là người biết dung hòa các lĩnh vực. Khoa học hợp pháp ngày nay vẫn hướng đến khám phá những điều thần bí đó.
Có thể hoàng đế Rudolf II không thấy sự khác biệt lớn giữa thiên văn học. Mặt khác, ông ủng hộ thuật giả kim, chiêm tinh. Ông giống như nhiều trí thức thời đó, có thể xem họ là những người trần tục theo đuổi ma thuật. Họ được coi là những người theo đuổi khoa học.
Cần giữ bí mật
Mặc dù vào thời điểm đó, thuật giả kim và các ngành tương tự được coi là các ngành khoa học hợp pháp nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Thật thú vị khi hoàng đê Rudolf II chọn xây dựng cơ sở thí nghiệm giả kim thuật này trong khu Do Thái.
Có thể vì Do Thái giáo thân thiện với các ngành khoa học huyền bí hơn Kitô giáo. Do đó, xây dựng cơ sở thí nghiệm sẽ ít bị nghi ngờ hơn.
Bên trong Speculum Alchemiae.
Di sản của thuật giả kim
Thuật giả kim không còn được coi là ngành khoa học tự nhiên, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy các nhà giả kim ban đầu đã có những đóng góp hữu ích cho khoa học và đặt nền móng cho các lĩnh vực khoa hoc sau này, như vật lý và hóa học.
Mặc dù các nhà giả kim không phải lúc nào cũng hiểu kết quả thí nghiệm của họ, nhưng các thí nghiệm giả kim đôi khi tạo ra những phát hiện thực sự thú vị.
Cây triết học
Ví dụ như cái cây của nhà triết học - kết quả của thí nghiệm giả kim tạo ra cấu trúc vàng giống như cây. Nhà hóa học kiêm sử khoa học Lawrence Principe tại Đại học John Hopkins (Mỹ), đã sử dụng các văn bản và số liệu ghi chép giả kim để lặp lại thí nghiệm và đã tạo ra cây triết học.
Các nhà giả kim đã không thành công trong việc biến đổi kim loại cơ bản thành vàng, nhưng họ đã cho vào một thứ gì đó ngay cả khi họ không nhận ra điều đó. Có thể giả kim thuật là ngành khoa học trong thế kỷ 16, tiền thân của một lĩnh vực khoa học đầy đủ, chứ không phải là ngành khoa học giả tạo.
Điều này làm cho phòng thí nghiệm giả kim trở thành tiền thân của phòng thí nghiệm khoa học. Thay cho như ngõ cụt, công việc của các nhà giả kim thời trung cổ đã mở đường cho ngành hóa học hiện đại.
Nguồn bài và ảnh: Ancient Origins