Tại ngân hàng Wooribank hiện triển khai gói lãi suất hấp dẫn Won Challenge với mức lãi cao nhất lên tới 11%/năm dành cho kỳ hạn 12 tháng, 10% dành cho kỳ hạn 12 tháng và 6%/năm dành cho kỳ hạn 9 tháng. Tuy nhiên, gói lãi suất này đặt ra điều kiện, khách hàng chỉ gửi tiết kiệm tối đa 5 triệu đồng và thấp nhất 1 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra ngân hàng này cũng có gói tiết kiệm tích luỹ với lãi suất lên tới 7,5% dành cho kỳ hạn 36 tháng. Đối với lãi suất gửi tiết kiệm online thông thường, lãi suất chỉ khoảng 5%/năm.
Tại Cake by VPBank, lãi suất ưu đãi lên tới 5,5%/năm kỳ hạn từ 13-36 tháng. Trong khi đó, lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng là 5,2%/năm.
Techcombank cũng có gói lãi suất tiền gửi Phát Lộc online với mức lãi suất cao nhất là 5%/năm dành cho kỳ hạn từ 12-36 tháng. Tại kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất là 4%/năm.
Tại NCB, lãi suất tiền gửi được ngân hàng niêm yết ở mức 5,15%/năm tại kỳ hạn 12 tháng; 5,25%/năm tại kỳ hạn 13 tháng và 5,45%/năm tại kỳ hạn 15 tháng. Ngoài ra, ngân hàng này còn có gói tiết kiệm An Phú, với lãi suất cao nhất 5,7%/năm khi gửi từ 18 tháng đến 60 tháng.
Ở kỳ hạn 24 tháng, ngân hàng OCB hiện áp dụng mức lãi suất tiết kiệm online khá hấp dẫn, lên tới 5,8%/năm.
Tại SHB, với khách hàng gửi tiết kiệm online, kỳ hạn tối thiểu 6 tháng cũng được cộng thêm lãi suất lên đến 0,3%/năm so với mức lãi suất huy động tại quầy.
Trong khi đó, một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất huy động cao cho khách hàng gửi tiền như PVcomBank áp dụng mức lãi suất lên tới 10%/năm cho các khoản tiền gửi đại chúng lĩnh lãi cuối kỳ, kỳ hạn gửi 12-13 tháng với số tiền gửi tối thiểu 2.000 tỷ đồng.
Tại MSB đang có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là 8,5%/năm. Lãi suất này áp dụng cho kỳ hạn 12 - 13 tháng với hạn mức từ 500 tỷ đồng đối với các tài khoản tự động gia hạn từ 1/1/2018.
Với lãi suất tiết kiệm cao nhất, khách hàng gửi tiết kiệm tại HDBank có thể nhận về là 8,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng. Tuy nhiên, để hưởng lãi suất này, số tiền gửi tối thiểu là 300 tỷ đồng. Với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,8%/năm với cùng số tiền gửi như trên.
Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất 7,5%/năm khi gửi tiết kiệm có hạn mức từ 200 tỷ đồng tại DongABank với kỳ hạn 13 tháng.
Tại BaoVietBank, lãi suất tiết kiệm cao nhất khách hàng được hưởng lên tới 6,2%/năm, với kỳ hạn 60 tháng. Trong khi đó, tại Sacombank, với hình thức truyền thống lãi suất tiết kiệm cao nhất là 6%/năm với kỳ hạn 36 tháng. SCB huy động các khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng với lãi suất 6,8%/năm, kỳ hạn 13 tháng. Còn lãi suất tiết kiệm cao nhất của MBBank hiện ghi nhận ở mức 6,1%/năm cho các kỳ hạn 36 - 60 tháng (đối với khu vực miền Trung và miền Nam).
Biểu lãi suất tiết kiệm cao nhất được các ngân hàng khác như PGBank (5,2%/năm; 24 – 36 tháng); NCB (5,6%/năm); GPBank (4,85%/năm); ABBank (4,7%/năm, kỳ hạn 6 tháng); OCB (6%/năm).
Với khối ngân hàng quốc doanh, hiện lãi suất tiết kiệm cao nhất duy trì ở mức 4,7%/năm – thấp nhất toàn thị trường. Trong khi đó, khách hàng gửi tiết kiệm tại Agribank, lãi suất cao nhất có thể nhận về là 4,9%/năm với kỳ hạn 24 tháng. Trong khi đó, VietinBank và BIDV có lãi suất tiết kiệm cao nhất nhỉnh hơn ở mức 5%/năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2024, gửi tiết kiệm tại ngân hàng vẫn là kênh đầu tư sinh lời bền vững dù lãi suất không còn hấp dẫn như thời điểm đầu năm ngoái. Đặc biệt, ở thời điểm kinh tế khó khăn, doanh nghiệp chưa phục hồi, ổn định, đầu tư vào đâu cũng phải tính toán, thậm chí chấp nhận rủi ro cao như hiện tại, tiền gửi vẫn là lựa chọn hàng đầu.