Sau ô tô điện, cuộc đua tiếp theo gọi tên ô tô bay - Chân dung hãng tiên phong với mục tiêu trở thành “Tesla ngành taxi bay”

Như Quỳnh |

Sau cuộc đua xe điện, các hãng đang bước vào cuộc đua phát triển taxi bay – phương tiện được dự báo sẽ vô cùng tiềm năng trong tương lai và nhận được sự quan tâm đông đảo của nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng.

 Sau ô tô điện, cuộc đua tiếp theo gọi tên ô tô bay - Chân dung hãng tiên phong với mục tiêu trở thành “Tesla ngành taxi bay”  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ô tô bay - phương tiện của tương lai

Taxi bay hay ô tô bay là một dạng máy bay nhỏ chạy bằng điện (eVTOLs), cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng. Loại phương tiện này chỉ có khoảng 4-5 chỗ ngồi như một chiếc taxi bình thường. Chỉ tính riêng đến năm 2021, đã có hàng tỉ USD đã đổ vào để phát triển lĩnh vực này.

Vào ngày 12/11 vừa qua, máy bay thử nghiệm Volocopter có hình dáng giống một chiếc drone lớn với 8 rotor, đã cất cánh với một hành khách trong cabin từ sân bay Pontoise-Cormeilles ở ngoại ô thành phố Paris và bay vòng tròn trong thời gian ngắn khi một máy bay khác nằm gần đó. Hiện nay, Volocopter có tốc độ tối đa 90 km/h và tầm hoạt động 20 km, Reuters hôm 12/11 đưa tin.

 Sau ô tô điện, cuộc đua tiếp theo gọi tên ô tô bay - Chân dung hãng tiên phong với mục tiêu trở thành “Tesla ngành taxi bay”  - Ảnh 2.

Máy bay thử nghiệm Volocopter. Ảnh: Reuters

Đây là sản phẩm đến từ hãng Volocopter của Đức, một công ty phát triển taxi bay. Giám đốc điều hành công ty Volocopter, ông Dirk Hoke cho biết trong 18 tháng tới họ sẽ chuẩn bị cho chiếc máy bay của mình để được cấp chứng chỉ. Ông cho biết hãng đặt hi vọng sẽ triển khai các chuyến bay thương mại ngắn vào năm 2024 khi Paris tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè.

Công ty muốn máy bay 2 chỗ ngồi có thể sẽ cất cánh hoàn toàn tự động, tuy nhiên họ cũng thừa nhận cần hoàn thiện thêm về cơ sở hạ tầng, chấp nhận không phận và sự đồng ý của công chúng.

Phi công thử nghiệm Paul Stone cho biết, hệ thống bay bằng dây kỹ thuật số và nhiều cánh quạt giúp nó bay dễ dàng hơn nhiều so với trực thăng truyền thống. "Ở trực thăng, khi dịch chuyển một nút điều khiển, bạn phải thao tác thêm nhiều nút khác. Đó là một bài phối hợp. Với mẫu máy bay này, nút điều khiển rất đơn giản theo mỗi trục", Stone giải thích.

 Sau ô tô điện, cuộc đua tiếp theo gọi tên ô tô bay - Chân dung hãng tiên phong với mục tiêu trở thành “Tesla ngành taxi bay”  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bà Valérie Pecresse, Chủ tịch hội đồng khu vực Ile-de-France tại Pháp cho biết họ đã hỗ trợ tài chính cho sáng kiến ​​này vì cô muốn chuyến bay chở khách đầu tiên bằng máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng diễn ra tại đây.

Bà nói trong một tuyên bố: “Việc phát triển hàng không tầm thấp để phục vụ cho việc di chuyển hàng không đô thị là một cuộc phiêu lưu đầy hứa hẹn và triển vọng.”

Volocopter đang trong một cuộc chạy đua với các công ty khác trên khắp thế giới bao gồm Lilium, Joby Aviation và Airbus để có trong tay chiếc ô tô bay đầu tiên được các cơ quan quản lý chứng nhận. Họ đang đặt mục tiêu đạt được điều này trong khoảng 2 năm.

 Sau ô tô điện, cuộc đua tiếp theo gọi tên ô tô bay - Chân dung hãng tiên phong với mục tiêu trở thành “Tesla ngành taxi bay”  - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Theo Giám đốc điều hành công ty, ông Dirk Hoke, việc bắt đầu các chuyến bay thương mại chở khách vào thời điểm diễn ra Thế vận hội Paris có thể giúp công ty của Đức dẫn đầu so với các đối thủ và giúp họ được định giá từ 10 tỷ euro trở lên (tương đương 10,2 tỷ USD).

“Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể trở thành một công ty định giá bằng tỷ euro với hai chữ số.”

Volocopter – người tiên phong trong lĩnh vực ô tô bay cho biết họ dự kiến sẽ duy trì hoạt động độc lập cho đến khi chuyến bay thương mại đầu tiên vào năm 2024 diễn ra. Đại diện công ty đưa ra quan điểm trên trong bối cảnh họ đang nhận được sự quan tâm lớn từ những nhà đầu tư tiềm năng mong muốn họ sẽ thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán (IPO) trong năm nay.

Volocopter đã né tránh việc thực hiện IPO mặc dù những đối thủ trong ngành của họ đang đi theo con đường đó với Vertical Aerospace của Anh và công ty “đồng hương” Lilium và loạt các công ty taxi bay để giao dịch trên sàn giao dịch Nasdaq của New York.

Ông Hoke cho biết Volocopter cho đến nay chỉ huy động tiền mặt thông qua các vòng tài trợ, mô hình phát triển đã vô cùng hấp dẫn các nhà đầu tư bởi đây có thể trở thành một trong những thị trường sinh lợi nhất trong ngành hàng không nếu nó tăng trưởng đúng như dự báo.

Giám đốc điều hành nói: “Hiện tại chúng tôi thích độc lập hơn. Chúng tôi muốn có sự nhanh nhẹn và chúng tôi muốn đưa các mô hình của riêng mình vào thị trường.”

Tesla ngành ô tô bay

Giám đốc Thương mại của Volocopter, ông Christian Bauer cho biết công ty có thể khai thác tiềm năng của mô hình eVTOL để trở thành một cuộc cách mạng như những chiếc xe điện Tesla.

“Tesla bắt đầu với một chiếc xe hai chỗ ngồi và chạy bằng pin, giờ đây họ là thương hiệu xe hơi có giá trị nhất trên thế giới. Đó là những điều chúng tôi hướng tới.”

Nguồn tài chính khởi động tại Volocopter với quy mô gần 700 nhân viên, đã huy động được hơn 500 triệu euro qua các vòng gọi vốn và đang tiếp tục huy động vốn đầu tư. Họ đã nhận được hỗ trợ 182 triệu USD từ Neom của Saudi Arabia – công ty đang xây dựng một thành phố tương lai trên Biển Đỏ, và một quỹ được hỗ trợ bởi nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có tên Geely Holding Group.

Bauer nói rằng: “Thời điểm tốt nhất cho IPO sẽ là khi chúng tôi có giấy phép thương mại, khi chúng tôi có nguồn doanh thu đầu tiên và có khoản lợi nhuận đầu tiên. Chưa có địa điểm nào được chọn và thời gian sẽ phụ thuộc vào điều kiện thị trường, mặc dù có thể được tổ chức sớm nhất vào năm 2025”, ông nói.

Chiếc Volocopter được hoạt động dựa trên công nghệ drone và sử dụng robot để thay pin trước khi tiếp tục hành trình. Công ty Volocopter hướng tới mục tiêu vận chuyển 100.000 hành khách trên khắp thế giới mỗi giờ trong vòng 10 năm tới. Phương tiện không thải khí và gây ồn.

Tham khảo: Reuters, Bloomberg

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại