Sau một tia lửa lóe sáng, dự án 43 triệu USD thành công lớn giúp một nước vượt nền kinh tế số 3 thế giới, làm được điều chỉ Nga, Mỹ, Trung Quốc có thể

Đại Phú |

Ấn Độ thành công làm được điều mà chỉ Mỹ, Nga và Trung Quốc làm được.

 - Ảnh 1.

Theo CNN, ngày 30/12/2024, Ấn Độ đã lần đầu tiên thực hiện sứ mệnh ghép nối vệ tinh không gian do chính nước này sản xuất. Dự án với sứ mệnh mang tên Space Docking Experiment (SpaDeX) đã được phóng thành công từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan - được mệnh danh là “ngựa thồ” của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO).

Nhiệm vụ SpaDeX được xem là cột mốc quan trọng trong các kế hoạch vũ trụ tương lai của Ấn Độ, bao gồm dịch vụ vệ tinh, vận hành trạm không gian và hỗ trợ các sứ mệnh nhiều lần phóng.

Nhiệm vụ này triển khai hai tàu vũ trụ nhỏ, mỗi chiếc nặng khoảng 220 kg, vào quỹ đạo cách Trái Đất khoảng 470km. Các tàu vũ trụ sẽ thực hiện thử nghiệm chuyển giao năng lượng điện khi được kết nối, một bước tiến quan trọng đối với các ứng dụng như điều khiển robot trong không gian, phối hợp hoạt động giữa các tàu vũ trụ, và duy trì tải trọng sau khi tách rời. Dự án tạo ra sự rung chuyển lớn kèm tia lửa khi động cơ hoạt động và phóng lên không gian.

Nhấn mạnh vào hiệu quả chi phí của sứ mệnh SpaDeX, lãnh đạo Ấn Độ đã đề cập đến cả hai vệ tinh, Chaser và Target, “chỉ tốn khoảng 125 crore Rupee mỗi vệ tinh, và chi phí cho phương tiện phóng khoảng 250 crore Rupee, tổng cộng cho dự án lần này là 375 crore Rupee (khoảng 43,7 triệu USD), một phần rất nhỏ so với các sứ mệnh tương tự do các cơ quan như NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) thực hiện, tờ The Week cho biết.

Các tàu vũ trụ cũng mang theo các thiết bị tiên tiến, bao gồm hệ thống hình ảnh và thiết bị thu thập dữ liệu trong không gian - thông tin quan trọng cho các sứ mệnh vũ trụ có người lái trong tương lai.

Ông S. Somanath - Chủ tịch ISRO cho biết việc thử nghiệm công nghệ kết nối dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng ngày 7/1/2025. Nếu thành công, Ấn Độ sẽ vượt Đức, Nhật ( nền kinh tế lớn thứ 3 và 4 thế giới) gia nhập nhóm các quốc gia gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc - những nước đã phát triển và thử nghiệm công nghệ kết nối không gian.

Điểm đặc biệt của nhiệm vụ này là lần đầu tiên các vệ tinh được tích hợp và thử nghiệm tại một công ty tư nhân, Ananth Technologies, thay vì tại cơ quan chính phủ.

Theo nhà vật lý thiên văn Somak Raychaudhary từ Đại học Ashoka, việc sở hữu công nghệ kết nối không gian không chỉ khẳng định vị thế của Ấn Độ mà còn mở ra cơ hội cho ISRO trở thành đối tác phóng vệ tinh toàn cầu trong các sứ mệnh yêu cầu kết nối hoặc lắp ráp trong không gian.

Tiến sĩ Jitendra Singh – đại diện Ấn Độ cho rằng, "giá trị gia tăng cho nền kinh tế Ấn Độ sẽ đến từ các lĩnh vực chưa được khám phá hoặc ít được khai thác, bao gồm cả ngành không gian. Ông cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế không gian là nhờ vào "sự tham gia gia tăng" và việc loại bỏ "ranh giới giữa khu vực tư nhân và nhà nước".

Ông Jitendra Singh cũng nhấn mạnh rằng, thành công của nhiệm vụ không phải là nỗ lực đơn lẻ. "Nhiệm vụ này được hoàn thành với sự hợp tác của nhiều tổ chức trên khắp cả nước, như Viện Tata, các IIT, Viện Khoa học Ấn Độ, và tất nhiên ISRO là đơn vị thực hiện việc phóng và đảm nhiệm công việc cốt lõi”, ông Jitendra Singh cho biết.

Dự án này được coi là bước đệm hướng tới Tầm nhìn Không gian 2047 với mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành cường quốc không gian hàng đầu, bao gồm việc phóng Trạm Vũ trụ Bharatiya Antariksha (BAS) vào năm 2035 và thực hiện hạ cánh lên mặt trăng bằng công nghệ nội địa vào năm 2040. Các dự án khác trong Tầm nhìn Không gian 2047 bao gồm Chandrayaan-4, phóng phương tiện phóng thế hệ mới tái sử dụng chi phí thấp (NGLV), sứ mệnh quỹ đạo Sao Kim, và các chương trình tiếp nối khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại