Bức màn bí mật về 'hồ xương' của Ấn Độ vẫn chưa tìm được lời giải đáp.
Hồ Roopkund đã khiến các nhà khoa học trăn trở trong gần 80 năm sau khi được phát hiện bởi một nhân viên kiểm lâm người Anh vào năm 1941. Hồ nằm ở độ cao 5.029 mét so với mực nước biển, mở rộng và thu nhỏ theo mùa. Khi mực nước thu lại, lòng hồ hiện ra bộ hài cốt của 800 người.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân và cách tập hợp các xác chết trong hồ. Một giả thuyết cho rằng đó là một nền văn minh địa phương đã bị xóa sổ trong một trận đại hồng thủy.
Một giả thuyết khác cho rằng đó là một đội quân đã chết trong trận chiến khi ở bờ hồ Roopkund cạn. Có ý kiến lại cho rằng đó là khu chôn cất của một ngôi làng bị dịch bệnh.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã phát hiện ra rằng không có giả thuyết nào trong số này là sự thật.
Các nhà nghiên cứu từ 16 tổ chức khác nhau trên khắp hành tinh đã phân tích một số hài cốt và nhận thấy sự đa dạng di truyền thông qua các xác chết rất đa dạng.
Ví dụ, một số bộ hài cốt được tìm thấy giống với những người sống ở Đông Nam Á, trong khi một số giống với người châu Âu ngày nay, đặc biệt là những người trên đảo Crete của Hy Lạp.
Hồ Roopkund thu nhỏ và mở rộng theo mùa (Ảnh: GETTY)
Hơn nữa, không có vũ khí nào được tìm thấy bên cạnh các cá nhân, điều này loại trừ khả năng họ chết trong trận chiến.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications Những bộ hài cốt bao gồm của cả nam và nữ. Đặc biệt một số người đã chết cách nhau hơn 1.000 năm.
Nghiên cứu viết: "Một nhóm 23 cá nhân có tổ tiên nằm trong phạm vi biến đổi của người Nam Á ngày nay. 14 người khác có tổ tiên điển hình ở phía đông Địa Trung Hải. Chúng tôi cũng xác định một cá nhân có tổ tiên liên quan đến Đông Nam Á".
Nhóm nghiên cứu của Eadaoin Harney, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Harvard cho biết: "Hiện vẫn chưa rõ chuyện gì đã xảy ra ở hồ Roopkund, nhưng giờ chúng ta có thể chắc chắn rằng cái chết của những cá thể này không thể giải thích bằng một sự kiện duy nhất. Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm câu trả lời".