Vào ngày 21/4, Sao chổi 12P/Pons-Brooks rộng 17 km, còn được gọi là " sao chổi quỷ " hay " sao chổi Mẹ Rồng ", sẽ tới điểm gần mặt trời nhất - được gọi là điểm cận nhật - trong thời gian đó nó sẽ cách Trái đất khoảng 232 triệu km.
Vị trí đó sẽ làm cho sao chổi sáng hơn đáng kể và dễ nhìn thấy hơn trên bầu trời phía Tây ngay sau khi mặt trời lặn. Tuy nhiên, ở cường độ khoảng 5,9, nó có thể không được nhìn thấy bằng mắt thường, mà có thể nhìn được bằng kính thiên văn hoặc ống nhòm loại tốt.
Ngày 21/4 và một vài đêm trước và sau đó sẽ là thời điểm tốt nhất để ngắm sao chổi sáng nhất. Những người quan sát ở các vĩ độ phía bắc có thể khó nhìn thấy sao chổi vì nó sẽ ở vị trí trong ánh sáng rực rỡ của hoàng hôn.
Sao chổi thường sáng nhất và dễ nhìn thấy nhất khi chúng đến điểm gần Trái đất nhất. Điều này sẽ diễn ra vào tháng 6, nhưng đến lúc đó, quỹ đạo của sao chổi sẽ chỉ được nhìn thấy từ Nam bán cầu. Trong mọi trường hợp, bóng tối thực sự khó có thể xuất hiện ở Bắc bán cầu vào đầu tháng 6.
Frank Maloney, phó giáo sư thiên văn học và vật lý thiên văn tại Đại học Villanova ở Pennsylvania, Mỹ, cho biết: “Mặc dù thực tế là sao chổi phải sáng nhất vì nó ở gần mặt trời nhất nhưng nó lại ở khá xa chúng ta. Sao chổi có thể có những thay đổi lớn về độ sáng khi mặt trời sưởi ấm chúng, nhưng trừ khi có điều gì đó xảy ra, sao chổi sẽ chỉ được nhìn thấy bằng ống nhòm hoặc kính viễn vọng.”
Điều này có thể thay đổi nếu sao chổi bùng phát. Hiên tượng này đã xảy ra lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2023, khiến nó mọc ra một cặp sừng quỷ - nên nó có biệt danh là "sao chổi quỷ". Các quan sát gần đây đã chỉ ra rằng, sao chổi không còn có những chiếc sừng này nữa, có thể là do nó đã mất đi phần băng trong lõi làm cho những chiếc sừng này có thể xuất hiện