Hiện nay, đổi mới sáng tạo được đánh giá là một trong những chỉ số phát triển quan trọng, là yếu tố định hướng trung tâm phát triển của mỗi quốc gia.
Trong Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2023 - GII) năm 2023 mới được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022; đồng thời được đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.
Sự thăng hạng của Việt Nam trong hoạt động đổi mới sáng tạo thời gian qua có sự đóng góp rất lớn của ngành tài chính với những cái tên tiêu biểu như Techcombank, VPBank, MoMo,… Thông qua những sáng kiến vượt trội cùng nỗ lực không ngừng nghỉ, các đơn vị này đã khẳng định được vị thế "Người dẫn dắt" trong hành trình đổi mới sáng tạo của lĩnh vực tài chính Việt Nam.
Techcombank - Ngân hàng của những dấu ấn "đầu tiên” và vượt trội
Là ngân hàng tư nhân hàng đầu hệ thống, Techcombank luôn tiên phong trong hành trình “Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống” dựa trên ba trụ cột “Số hóa, Dữ liệu, Nhân tài”. Trên hành trình này, có thể nói Techcombank là hiện tượng trong nỗ lực chinh phục công nghệ số và dẫn dắt cuộc chơi, khi trở thành ngân hàng của rất nhiều dấu ấn "đầu tiên”.
Cuối quý III/2016, Techcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tung ra thị trường mức phí bằng 0 với các giao dịch trực tuyến, trong bối cảnh đa số các ngân hàng theo đuổi chính sách tăng tỷ trọng từ thu phí chuyển khoản điện tử, nhằm giảm bớt phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng. Chính sách “Zero fee” cho đến nay vẫn là một trong những lý do khiến hàng triệu khách hàng muốn gắn bó với Techcombank, và góp phần giúp ngân hàng này củng cố vị trí trong top đầu những nhà băng lớn và có hiệu quả kinh doanh tốt nhất, đồng thời tạo ra hiệu ứng lan tỏa đến khắp hệ thống ngân hàng với hàng chục ngân hàng áp dụng miễn phí chuyển khoản liên ngân hàng online. Ngay cả những ông lớn Big4 như Vietinbank, BIDV… cũng không đứng ngoài cuộc.
Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên thực hiện chuyển đổi nền tảng lên đám mây [cloud-first] cùng ông lớn thế giới Amazon Web Servies vào tháng 8/2021. Theo đó, phần lớn các ứng dụng từ trung tâm dữ liệu của ngân hàng sẽ được dịch chuyển, mở rộng, tích hợp và tối ưu hóa khả năng phân tích dữ liệu trên AWS, nhằm mang đến trải nghiệm thú vị và dễ dàng hơn cho khách hàng.
Về vấn đề nhân sự, tháng 7 vừa qua, Techcombank đã tổ chức chiến dịch "Thu hút Nhân tài Quốc tế - Overseas Talent Roadshow" tại Singapore và London, Vương quốc Anh vào tháng 7/2022. Đây là lần đầu tiên, một ngân hàng Việt Nam thực hiện chiến dịch tuyển dụng quốc tế, hướng đến các nhân tài người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
Với tinh thần “Vượt trội hơn mỗi ngày”, thương hiệu Techcombank đang tiếp tục mang đến những dấu ấn mới nhằm chuyển đổi cách hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng.
Điển hình như App ngân hàng điện tử Techcombank Mobile đang được đánh giá rất cao trên App store, đến 4,8/5 sao. Trên hành trình kiến tạo trải nghiệm số hóa, Techcombank liên tục khảo sát và nghiên cứu phản hồi từ khách hàng để có thể cá nhân hóa tốt nhất mọi thao tác một cách đơn giản và dễ hiểu. Hiện tỷ lệ đánh giá về một số tính năng tương tác khách hàng của Techcombank Mobile đang ở ngưỡng cao hàng đầu thế giới. Đặc biệt tính năng giúp khách hàng có thể nhìn lại toàn bộ lịch sử giao dịch của mình trong năm qua, trải nghiệm trên App của Techcombank hiện giống như tải một bài hát trên Spotify.
Thông qua những nền tảng, lợi thế sẵn có, Techcombank được kỳ vọng sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của "người dẫn dắt", góp phần tạo sức bật, nâng tầm vị thế ngân hàng Việt trong khu vực và thế giới.
“Hành trình chuyển đổi hay đổi mới sáng tạo thì không có ngày kết thúc và chúng tôi sẽ còn nhiều thứ phải làm và cần làm để tốt hơn nữa trong con mắt khách hàng", ông Phùng Quang Hưng, Phó TGĐ Thường trực Techcombank nhấn mạnh.
Trụ sở mới đưa vào hoạt động của Techcombank ở Hà Nội
VPBank và khát vọng dẫn đầu với mô hình ngân hàng đa năng
Không kém cạnh Techcombank, “ông lớn” VPBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng đa năng, dẫn đầu về năng lực triển khai, sáng tạo và các giải pháp tài chính toàn diện với sức mạnh của hệ sinh thái và ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Về chiến lược 2022-2026, lãnh đạo ngân hàng này nêu rõ: “Tầm nhìn của VPBank trong 5 năm tới sẽ là tổ chức tài chính tin cậy hàng đầu, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và thịnh vượng của quốc gia và cộng đồng. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, VPBank cần tiên phong đổi mới, nâng tầm chất lượng dịch vụ tài chính vượt trội, phát triển hiệu quả mang lại các giá trị thịnh vượng bền vững.
Trên cơ sở nguồn lực tài chính dồi dào, VPBank cũng không hề giấu giếm kế hoạch chuyển từ một ngân hàng tập trung cho vay (lending bank) sang mô hình ngân hàng đa năng (universal bank) với chuyển đổi số là nền tảng cốt lõi.
Theo đó, năm 2021, VPBank đã ra mắt Ngân hàng số toàn năng VPBank NEO - một siêu ứng dụng được ngân hàng đầu tư toàn diện và liên tục cải tiến, bổ sung loạt tính năng mới giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng đã giúp gia tăng tệp khách hàng và số lượng giao dịch, đồng thời duy trì và kiểm soát chi phí.
VPBank NEO tích hợp toàn bộ các tiện ích, tính năng của ngân hàng điện tử, áp dụng các công nghệ nhận diện sinh trắc học tiên tiến nhất, giúp khách hàng giao dịch đơn giản, tiện lợi với tính an toàn và bảo mật cao.
Điểm khác biệt lớn nhất của VPBank NEO là việc ứng dụng các công nghệ AI, Machine Learning trên các hệ thống nền tảng Digital Marketing, Digital Banking để thực hiện tương tác, hỗ trợ khách hàng trên từng hành trình.
Với những tính năng vượt trội, hiện số lượng người dùng VPBank NEO đã cán mốc hơn 7 triệu người, với số lần đăng nhập trung bình đạt 1,8 triệu lượt mỗi ngày, ngày cao điểm có thể lên tới 2 triệu lượt mỗi ngày. Tổng số lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2023 đạt 188 triệu giao dịch, gấp 2, 5 lần so với cùng kì 2022. Giá trị giao dịch bình quân mỗi tháng đạt trên 300 nghìn tỷ đồng.
Chiến lược số hóa của VPBank bao phủ cả hoạt động cho vay tín chấp và thế chấp. Ứng dụng VPBank Race CAR với tính năng thẩm định khách hàng thông qua công nghệ tiên tiến đã đưa VPBank vươn lên vị trí số 1 trong năm 2022 trong mảng cho vay xe du lịch cá nhân, vượt qua các ngân hàng có cùng thế mạnh về số hóa.
Không chỉ riêng VPBank, tham vọng phát triển và đẩy mạnh chuyển đổi số còn in đậm trong toàn bộ hệ sinh thái. Ngân hàng số Cake by VPBank được phát triển cho phân khúc khách hàng trẻ đã thu hút hơn 2,6 triệu khách hàng tham gia chỉ sau khoảng 24 tháng ra mắt, đóng góp không nhỏ vào nỗ lực mở rộng của hệ sinh thái số của VPBank. Trong khi đó, FE CREDIT đã cho ra mắt ứng dụng FE Online phiên bản mới, với nhiều tiện ích vượt trội, giúp khách hàng trải nghiệm một siêu ứng dụng đa tiện ích.
Ghi nhận những thành công, VPBank mới đây đã nhận được Giải thưởng Doanh nghiệp sáng tạo ASEAN 2023 do Diễn đàn Kinh doanh IoT Châu Á (2023 AIBP Enterprise Innovation -AIBP) trao tặng và Giải thưởng Ứng dụng tài chính hàng đầu Việt Nam dành cho dịch vụ ngân hàng số toàn năng VPBank NEO do Data. AI vinh danh.
Trụ sở tòa nhà VPBank
Momo – "kẻ dẫn đầu" lĩnh vực Fintech tại Việt Nam
Nếu Techcombank và VPBank là hai đại diện tiêu biểu của ngành ngân hàng thì Momo là cái tên nổi bật nhất khi nhắc tới các công ty Fintech đã góp phần thay đổi ngành tài chính Việt Nam.
Ban lãnh đạo công ty này từng từng tuyên bố, MoMo là ví điện tử duy nhất do người Việt Nam tự xây dựng và thiết kế 100%. Đây là điều rất khác biệt so với các đơn vị khác, vì các đơn vị có tính chất toàn cầu thường xây dựng chung 1 sản phẩm cho tất cả thị trường, nên có thể có những thị trường sẽ không phù hợp.
Với sự am hiểu thị trường trong nước, MoMo đã phát triển thành siêu ứng dụng đa dịch vụ tại Việt Nam. đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, lấy nền tảng thanh toán làm cốt lõi. Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ tài chính của MoMo có thể kể đến ví trả sau, thanh toán khoản vay, mua bảo hiểm, tiết kiệm online, tiệm vàng online, chứng chỉ quỹ, nhận tiền quốc tế…Trong vai trò là nền tảng kết nối, MoMo là đơn vị tiên phong giúp các tổ chức tài chính, các ngân hàng tiết kiệm chi phí tiếp cận khách hàng, rút ngắn quy trình và thời gian trong định danh khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ, từ đó gia tăng trải nghiệm của người dùng cuối.
Đặc biệt với những người dùng thu nhập thấp, lao động tự do và không có lịch sử tín dụng, MoMo giúp họ xây dựng năng lực tín dụng thông qua các dữ liệu về dòng tiền và giao dịch trên chính MoMo, từ đó gia tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính và các dịch vụ tại ngân hàng trong tương lai.
Với những nỗ lực bền bỉ không ngừng nghỉ của một kẻ tiên phong dẫn đầu, ví điện tử MoMo đã xây dựng nên một hệ sinh thái lớn với gần 20 triệu người sử dụng, hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán, 12.000 đối tác cung cấp mọi dịch vụ trên khắp Việt Nam. Trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển với hàng loạt những dịch vụ cao cấp, ví MoMo vẫn luôn sẵn sàng đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết yếu của người dùng trong các lĩnh vực như mua sắm online, mua vé máy bay, thanh toán dịch vụ ăn uống, bảo hiểm, chuyển tiền…
Bên cạnh mang đến trải nghiệm hoàn hảo, điều MoMo giữ chân người dùng vì hệ sinh thái đa lĩnh vực của siêu ứng dụng bên cạnh chuyển tiền và thanh toán, gồm: các dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, giải trí, du lịch - đi lại - trải nghiệm, mua sắm, vận tải, dịch vụ ăn uống, quyên góp từ thiện... Có thể nói, hệ sinh thái của MoMo đã đáp ứng hầu hết nhu cầu cuộc sống người dùng Việt đúng như chia sẻ của ông Nguyễn Bá Diệp - nhà đồng sáng lập ví điện tử này: "Những giải pháp của Momo góp phần hình thành xã hội số, đưa thanh toán số đi vào mọi mặt đời sống”.