Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày

Hồ Ca |

Mỗi sáng sớm, người dân ở huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) rủ nhau đi bắt ốc bươu vàng, vừa kiếm được vài trăm ngàn mỗi ngày, lại vừa giảm nguy cơ mất mùa vì ốc.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 1.

Giữa tháng 12, những cánh đồng ở huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) được cày bừa ngập nước chuẩn bị vụ lúa đông xuân. Đây là thời điểm người dân đổ xô ra đồng bắt ốc bươu vàng.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 2.

Sáng sớm mỗi ngày, ông Huỳnh Thanh Tùng (xã Bình Tú) lại đi dọc bờ ruộng bắt ốc.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 3.

“Khi vụ hè thu kết thúc cũng là lúc ruộng đồng ngập nước nên ốc bươu vàng sinh trưởng nhiều. Tháng 12, ruộng đồng được cày bừa, cỏ dại chết, chỉ còn lại bùn đất, lúc này, người dân đổ ra đồng bắt ốc vì dễ phát hiện”, ông Tùng chia sẻ.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 4.

Dụng cụ bắt ốc bươu vàng rất đơn giản, chỉ gồm một đôi ủng giá 25.000 đồng và một xô nhựa.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 5.

“Loại ốc này ban ngày lặn xuống bùn trốn, ban đêm đi ăn. Ai có sức khỏe soi đèn ban đêm bắt được nhiều hơn”, ông Tùng nói. Bình quân mỗi ngày ông Tùng bắt được 40kg.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 6.

Trước đây ông Tùng làm nghề thợ xây ở Đà Nẵng, thời gian này đang dịch Covid-19, không có việc làm nên phải về quê, đi bắt ốc bươu vàng lúc nhàn rỗi cũng giúp ông có thêm thu nhập chăm lo cho gia đình.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 7.

Cũng tham gia bắt ốc, vợ chồng ông Võ Minh Thượng (65 tuổi, xã Bình Phục) bắt được 50kg sau một buổi.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 8.

Quá trình bắt ốc, đôi tay tiếp xúc với bùn và nước thường xuyên nên bị bạc trắng, nhăn nheo. “Bắt ốc thường phải cúi người nên mỏi lưng, để bắt được nhiều phải có sức khỏe”, ông Thượng cho hay.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 9.

Bà Huỳnh Thị Nghiệm (xã Bình Phục) mặc kín đồ bảo hộ tránh nắng và bắt được hơn 20kg ốc bươu vàng trong một buổi. Trước đây bà chỉ bắt ốc to về bán làm thức ăn, nhưng gần 10 ngày qua thương lái thu mua cả loại nhỏ nên thấy ốc là bà bắt hết.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 10.

“Mỗi ngày tôi thu hơn 100.000 đồng, có thêm được khoản chi tiêu cho gia đình”, bà Nghiệm nói.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 11.

Ngoài việc cho thu nhập, việc bắt ốc bươu vàng còn giúp giảm thiệt hại mùa màng. Loại ốc này đẻ nhanh, thường cắn ngang cây lúa non hay chồi non từ sau khi gieo sạ cho đến khi cây lúa được 30 ngày.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 12.

Trên Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Bình Phục, nhiều người dân thường mang ốc ra ven đường bán. Loại ốc bươu vàng to bán giá 25.000 đồng/kg. Ốc được người dân chế biến món luộc, hấp sả, xào… Khi ăn chỉ lấy phần đầu, còn ruột phải vứt bỏ.

Sáng sớm xách xô đi bắt loại sinh vật hại lúa, nông dân xứ Quảng bỏ túi ngay vài trăm mỗi ngày - Ảnh 13.

Chủ một cơ sở thu mua ốc bươu vàng cho biết, mỗi ngày bà mua gần 7 tấn, sau đó đóng mỗi bao thành 50kg và chở ra tỉnh Phú Yên chế bến thức ăn cho tôm hùm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại