Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng

Nhóm phóng viên - Ảnh: Tuấn Mark. |

Cuối giờ sáng nay (12/11), khi được hỏi về quyền lợi của các bị cáo, cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công bố bản án lên Cổng thông tin điện tử của tòa án.

Sáng nay (12/11), TAND tỉnh Phú Thọ đưa ông Phan Văn Vĩnh (cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) và 91 bị cáo ra xét xử.

Sáng nay (12/11), TAND tỉnh Phú Thọ đưa ông Phan Văn Vĩnh (cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) và 91 bị cáo trong vụ án “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, ra xét xử sơ thẩm.

11h30: HĐXX tuyên tạm nghỉ, phiên xử chiều này bắt đầu lúc 13h30, với phần đọc cáo trạng dài hơn 230 trang. Dự kiến, VKS đọc cáo trạng đến hết sáng mai (13/11).

Luật sư đề nghị HĐXX mời đại diện C50

11h20: Luật sư Đỗ Ngọc Quang bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thanh Hoá đề nghị HĐXX mời đại diện Cục C50 cũ, thuộc Tổng cục Cảnh sát trước đây) tới phiên xét xử nhằm làm rõ 2 văn bản mà ông Hóa từng trình bày với luật sư.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 2.

Ông Phan Văn Vĩnh.

-Văn bản thứ nhất của Cục nghiệp vụ gửi Bộ trưởng Bộ Công an xin phép tiến hành điều tra với các hành vi liên quan đến công ty CNC.

-Văn bản thứ 2 là thông báo ý kiến của Bộ trưởng do ông Lương Tam Quang (giai đoạn đó là Phó Chánh văn phòng Bộ Công an) ký, thông báo ý kiến của Bộ trưởng giao cục nghiệp vụ tiến hành điều tra công ty CNC.

Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án không có 2 văn bản này. Luật sư cho rằng 2 văn bản này là chứng cứ rất quan trọng để làm tình tiết giảm nhẹ, chứng minh cho bị cáo Nguyễn Thanh Hóa, nhưng trong hồ sơ không có.

Từ những lý do đó, luật sư đề nghị HĐXX triệu tập thêm đại diện C50 cũ để làm rõ việc có văn bản đó hay không và văn bản đó có nội dung như thế nào.

Sau phần trình bày của luật sự, đại diện HĐXX cho biết sẽ xem xét ý kiến.

Ông Vĩnh từ chối quyền công bố bản án

10h40: HĐXX TAND Phú Thọ đã hoàn thành phần kiểm tra căn cước với 92 bị cáo.

Tiếp đến, HĐXX kiểm tra danh sách luật sư bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa. Trong đó, ông Vĩnh, ông Hóa mỗi người có 3 luật sư bào chữa. Ngoài các luật sư, tòa còn mời một số điều tra viên tham gia phiên tòa.

11h10: Chủ tọa Nguyễn Thị Thùy Hương thông báo quyền lợi của các bị cáo tham dự, trong đó có phần hỏi các bị cáo về việc có hay không từ chối việc công bố bản án lên Cổng thông tin điện tử của tòa án không thì nêu ý kiến.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 3.

Ông Phan Văn Vĩnh trong phiên tòa sáng nay.

Sau câu hỏi, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh là người đầu tiên đứng lên trình bày ý kiến. Bị cáo Vĩnh nói: "Tôi là bị cáo Phan Văn Vĩnh xin được từ chối quyền công bố bản án". 

Theo thẩm phán Hương, chỉ cần 1 trong các bị cáo hầu tòa từ chối quyền này thì HĐXX sẽ không công bố bản án lên cổng thông tin.

VIDEO: Cựu tướng Phan Văn Vĩnh khai nhầm năm sinh của con, lẫn thời điểm bắt

Tại phiên tòa sáng nay, luật sư Huyền Trang (bào chữa cho bị cáo Phan Văn Vĩnh) cho biết, bản thân ông Vĩnh mặc dù ốm đau, bệnh tật nhưng đã có đơn xin tham dự phiên tòa và cam kết tham dự đầy đủ phiên xử.

Bà đề nghị HĐXX và các cơ quan tiến hành tố tụng cho phép ông Vĩnh trong quá trình dự tòa, ngoại trừ lúc phải lên bục khai báo thì được ngồi. Nữ luật sư còn đề nghị HĐXX bố trí đội ngũ cán bộ y tế túc trực đề phòng ông Vĩnh gặp vấn đề về sức khỏe.

Ông Vĩnh liên tục bóp trán, khai báo nhầm lẫn

Trong số 92 bị cáo, có 85 người đang được tại ngoại.

Theo ghi nhận của phóng viên, gần 7h sáng, an ninh quanh khu vực xét xử bắt đầu được thắt chặt. Cả trăm CSCĐ, CSGT, cảnh sát bảo vệ làm công tác phân luồng, kiểm soát an ninh trong và ngoài trụ sở tòa án.

20 phút sau, đoàn xe dẫn giải gồm 6 chiếc xe, được ô tô CSGT dẫn đoàn - đã áp giải ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa cùng 5 đồng phạm khác bị tạm giam đến sân tòa. 

30 phút sau khi tới tòa, lúc 7h50, ông Vĩnh được 2 cảnh sát áp giải vào khu vực xử án - vốn là sân tòa án tỉnh Phú Thọ, rộng khoảng 1.000m2.

Cựu trung tướng cảnh sát mặc áo khoác xanh tím than, sơmi xanh, đi giày đen, đi lại với dáng vẻ nhanh nhẹn. Bị cáo quê Nam Định được yêu cầu ngồi ở dãy ghế đầu. Hai bên ông đều có cảnh sát.

Trong phiên tòa xét xử cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh sáng nay, chỉ một số ít phóng viên các cơ quan báo chí được cấp "thẻ màu canh lá mạ" - loại thẻ được tác nghiệp trong khu vực xét xử. Hơn 30 phóng viên khác đến từ nhiều cơ quan báo chí, được tòa sắp xết tác nghiệp trong một phòng riêng, theo dõi phiên tòa qua 2 màn hình tivi.

Sau các thủ tục ban đầu, 92 bị cáo được yêu cầu đứng lên bục khai báo thành 7 hàng ngang. Trong đó, các bị cáo bị tạm giam (7 người) được bố trí đứng hàng đầu. Ông Vĩnh đứng thứ 3 từ phải vào, chắp tay trước bụng, mắt thường nhìn nghiêng về bên phải.

8h35: Ông Vĩnh là người thứ 3 được gọi lên bục khai báo, kiểm tra căn cước trước khi tòa bước vào xét xử. Cựu trung tướng công an khai sinh năm 1955, trú TP Nam Định, có trình độ cử nhân.

Ông khai bị bắt ngày 6/4/1998, nhưng sau đó được HĐXX nhắc và ông khai lại thời điểm bị bắt là năm 2018.

Phần khai báo của ông Vĩnh kéo dài hơn 1 phút, trong đó ông còn một lần nhớ nhầm năm sinh của con lớn.

Trong số 7 bị cáo bị tạm giam, HĐXX cho phép ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa được ngồi hầu tòa vì sức khỏe không đảm bảo.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 7.

Ông Phan Văn Vĩnh và đồng phạm chờ khai báo.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 8.

Bị cáo Phan Sào Nam.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 9.

Bị cáo Nguyễn Văn Dương

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 10.
Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 11.

Bị cáo Phan Văn Vĩnh.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 12.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 13.

Các bị cáo được nhiều cảnh sát áp giải.

Trao đổi với phóng viên bên lề phiên tòa, luật sư Nguyễn Văn Chiến, bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Dương khẳng định, trong phiên tòa này với các bị cáo dù là ai, ở cương vị nào nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. "Bản thân bị cáo và người dân đều mong muốn phiên tòa thượng tôn pháp luật, công bằng và mỗi bị cáo có tính chất, mức độ, vai trò thế nào sẽ được xác định rõ", luật sư Chiến nói.

90 người còn lại trong vụ án này bị truy tố về các tội: Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Tổ chức đánh bạc, Đánh bạc, Mua bán trái phép hoá đơn, Rửa tiền, Đưa hối lộ.

Theo bản cáo trạng dài 235 trang của VKSND Phú Thọ, ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50, Bộ Công an) bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo khoản 2, điều 356 Bộ Luật Hình sự 2015, với khung hình phạt từ 5 đến 10 năm tù.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 14.

Từ 5h sáng, rất đông phóng viên các cơ quan báo chí đã có mặt tại TAND Phú Thọ.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 15.

Những người bị triệu tập, mời đến phiên tòa được kiểm tra an ninh trước khi vào khu vực xét xử.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh đề nghị tòa không công khai bản án lên mạng - Ảnh 16.

Cổng từ được dựng trước khu vực xét xử để kiểm tra an ninh.

Quá trình điều tra, 2 ông "trùm" đường dây đánh bạc là Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương khai, cho ông Vĩnh 27 tỉ đồng và 1,7 triệu USD; khai cho ông Hóa 22 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, cả ông Vĩnh và ông Hóa đã phủ nhận.

Trước đó, luật sư của ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa đều cho biết, sức khỏe của hai bị cáo đều ổn định, sẵn sàng tham dự phiên tòa xét xử sơ thẩm.

Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC), Phan Sào Nam (Chủ tịch VTC Online) và các đồng phạm đã lợi dụng công nghệ cao để tổ chức đánh bạc qua mạng.

Hành vi phạm tội này dựa vào sự trợ giúp của cựu tướng Vĩnh và Hoá - những người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước, được giao đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Sau 28 tháng vận hành, đường dây đã liên kết với nhiều công ty cung cấp dịch vụ và xây dựng hệ thống gồm 25 đại lý cấp I và gần 6.000 đại lý cấp II, để cung cấp dịch vụ chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại.

Họ bị cáo buộc lôi kéo gần 43.000 tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến, tổng thu lời bất chính hơn 9.850 tỷ đồng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại