Những ngày này, trên các cánh đồng lúa tại xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu có hàng chục người mang theo dụng cụ đi vợt châu chấu. Để có một ngày lao động hiệu quả họ phải đi từ lúc 4 giờ sáng để tìm cánh đồng nhiều châu chấu mà đất không bị sục, lầy.
Dụng cụ vợt chấu được bà con tự chế với một túi ni lông hình tròn trụ rộng 50cm và sâu khoảng 1m, được gắn với một cán gỗ dài. Để tiện theo dõi lượng chấu vợt được, người dân thường sử dụng túi ni lông màu trắng, có những nơi sử dụng túi vợt bằng bao lưới.
Để dễ dàng di chuyển và đỡ mất sức các thợ vợt châu chấu thường chọn những cách đồng lúa có chân đất cát, cát pha hoặc đất thịt chắc. Tránh những vùng đất sâu, sục bùn. Mỗi một lần vợt phải di chuyển hàng trăm 100 km.
Cứ được khoảng 1 đến 2 kg châu chấu họ lại đổi cần vợt cho dễ di chuyển ...
Giữa trời nắng nóng, anh Trương Sỏi ở xóm 8, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu tranh thủ nghỉ ngơi lấy lại sức để tiếp tục vợt châu chấu.
Châu chấu là một loại bọ chuyên cắn phá gây hại cho lúa, vòng đời khoảng 200 ngày. Thời điểm này, trên địa bàn Quỳn Lưu, TX.Hoàng Mai, châu chấu phát triển mạnh. Bởi vậy, người dân vợt châu chấu vừa là cách bảo vệ mùa màng, lại vừa kiếm thêm thu nhập khi món ăn từ châu chấu đang trở thành đặc sản.
Châu chấu trưởng thành được chế biến thành những món nhậu hấp dẫn. Nhờ đó, công việc vợt châu chấu đang tạo thu nhập khá cho nhiều lao động địa phương. Trung bình, mỗi ngày 1 thợ vợt thu được khoảng 100kg chấu chấu với giá bán từ 100 đến 150 nghìn đồng/kg. (Ảnh tư liệu)