'Săn mây' trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam

NGUYỄN VƯƠNG - QUỐC CƯỜNG/VTC News |

Vườn Quốc gia Bạch Mã là một trong những vườn quốc gia có diện tích lớn nhất cả nước và có vẻ đẹp tiềm ẩn được ví như "Thượng uyển trời Nam".

Video: Ngắm vẻ đẹp hoang sơ trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 2.

Tọa lạc tại một trong những nơi đẹp nhất miền Trung Việt Nam, núi Bạch Mã có vị trí lý tưởng trông như một con ngựa bạch duỗi chân hướng biển mênh mông, cách cố đô Huế trầm mặc khoảng 40km và cách TP Đà Nẵng sôi động khoảng 80km.

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 3.

Khí hậu Bạch Mã trong lành, mát mẻ quanh năm, được đánh giá là một trong những vùng khí hậu dễ chịu nhất ở khu vực Đông Dương xưa nay; kể cả những khi miền Trung nắng nóng oi ả thì trên Bạch Mã vẫn mát mẻ dễ chịu.

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 4.

Với người Huế, Bạch Mã có thể xem là ngọn núi tâm linh với truyền thuyết ra đời tên gọi là từ sự tích một vị tướng cưỡi ngựa trắng bay lên núi; đứng từ cầu Lương Điền hay núi Ngự Bình nhìn về Bạch Mã ngắm mây phủ đầu non cũng nhận ra dáng hình của chiến mã nghìn năm đợi chủ.

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 5.

Cho đến những năm 1933 khi người Pháp phát hiện ra nơi này, kỹ sư trưởng M. Girard lên kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng Bạch Mã thành một khu nghỉ dưỡng trên cao trong đó có các biệt thự cùng công trình công cộng, và cả những phân khu dành riêng cho việc trồng rừng và bảo tồn thiên nhiên.

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 6.

Trên đỉnh núi, người Pháp xây nơi để trú chân ngắm cảnh gọi là Vọng Hải Đài. Từ vị trí Vọng Hải Đài có thể quan sát được toàn cảnh đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai, cửa Từ Hiền, vịnh Chân Mây, hồ Truồi với Trúc Lâm Bạch Mã, thậm chí là cả 2 TP Huế và Đà Nẵng những ngày trời quang mây tạnh.

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 7.

Mùa Xuân lên đỉnh Bạch Mã thưởng thức cảnh vật hoang sơ, ngắm mây trôi lững lờ cho người ta cảm giác thời gian lắng đọng và như lạc vào chốn bồng lai.

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 8.

Nhưng rồi chiến tranh và thời gian đã đặt Bạch Mã vào quên lãng, phủ rêu xanh và tàn tích lên những công trình xây cất trên đỉnh núi.

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 9.

Bạch Mã của hôm nay hiện là một trong những Vườn Quốc gia lớn có hệ sinh thái đa dạng nhất Việt Nam, với hơn 22.000ha diện tích tự nhiên, trong đó rừng nguyên sinh chiếm tới 17.000ha.

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 10.

Hệ động thực vật cũng vô cùng phong phú, với hơn 900 loài động vật và khoảng 1.400 loài thực vật. Ngày nay Bạch Mã vấn thường đón khách trong nước và quốc tế với những điểm đến hấp dẫn biệt thự Đỗ Quyên, Kim Giao, Sao La.

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 11.

Chim Cu Rốc, một loại chim nhỏ màu xanh rất đẹp và có tiếng hót rất đặc trưng sinh sống trong Vuờn Quốc gia Bạch Mã.

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 12.

Dân gian xưng tụng rằng “Xem cây thì vào Cúc Phương, ngắm thú nên đến Cát Tiên, tắm thác mời lên Bạch Mã”, bởi Bạch Mã có nhiều thác đẹp ngoạn mục với những tên gọi cũng đẹp không kém! Nổi tiếng nhất phải kể đến thác Đỗ Quyên – đặt theo tên loài hoa mà mỗi dịp xuân về lại nở đỏ chân thác – cao 300m tuôn chảy ngày đêm theo bờ đá như suối tóc đẹp thủy mặc giữa bạt ngàn rừng núi hoang sơ.

Săn mây trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam - Ảnh 13.

Tiếc là, dù mang trong mình nhiều tiềm năng nhưng do chưa được khai thác một cách có hiệu quả nên mọi người vẫn thường ví Bạch Mã như "nàng công chúa ngủ quên" của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại