Rừng Amazon gần như đã bão hòa và có thể chuyển sang dạng thải khí CO2 trong 15 năm nữa

Hoàng Tiến Đạt |

Đây chính là các cảnh báo mới nhất của các nhà nghiên cứu vào ngày 4/3/2020, các khu rừng nhiệt đới trên thế giới đang nhanh chóng mất đi khả năng hấp thụ carbon dioxide.

Các khu rừng nhiệt đới cung cấp cho con người thuốc men, thức ăn, nơi trú ẩn, nước và hiện chiếm khoảng một nửa lượng hấp thụ carbon trên mặt đất.

Nhưng chúng đang nhanh chóng bị bão hòa khi khí thải nhân tạo tiếp tục tăng lên hàng năm.

Rừng hoạt động như một bể chứa carbon khi lượng carbon thu được thông qua quá trình quang hợp vượt trội so với sự mất mát của cây - có thể là do lửa, hạn hán hoặc phá rừng. Tuy nhiên tốc độ suy giảm của các cánh rừng khác nhau trên toàn thế giới, khả năng hấp thụ CO2 của Amazon giảm nhanh hơn nhiều so với các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi cận Sahara.

Rừng Amazon gần như đã bão hòa và có thể chuyển sang dạng thải khí CO2 trong 15 năm nữa - Ảnh 1.

Amazon đang được coi "lá phổi xanh" của Trái Đất

Một nhóm gồm hàng chục nhà nghiên cứu ở châu Âu và châu Phi đã theo dõi dữ liệu về sự phát triển và tỷ lệ chết của cây xanh từ các khu rừng không bị xáo trộn trên 11 quốc gia ở châu Phi kéo dài hơn 50 năm.

Sau đó, họ so sánh dữ liệu đó với các phép đo tương tự được thực hiện trên hơn 300 lô rừng nhiệt đới Amazon.

Họ phát hiện ra rằng với một số lợi ích khi CO2 tăng lên sẽ khiến cây phát triển trong môi trường giàu carbon thì sự mất mát cây xanh tăng lên nhiều lần do nhiệt độ quá cao và hạn hán. Nhóm nghiên cứu đã ngoại suy dữ liệu của họ để mô hình hóa mô hình mất cây trong 20 năm tới.

Bài báo của họ, được công bố trên tạp chí Nature, ước tính rằng khả năng hấp thụ carbon của các khu rừng châu Phi được nghiên cứu sẽ giảm 14% vào năm 2030. Ở Amazon, công suất hấp thụ carbon của rừng được dự đoán sẽ đạt 0 vào năm 2035, và vào lúc này, "lá phổi" của Trái Đất sẽ không còn khả năng hấp thụ CO2 nữa cùng với đó sẽ là lượng CO2 thải ra từ các cây chết, điều đấy sẽ trở thành thảm kịch đối với con người.

Wannes Hubau, một chuyên gia về hệ sinh thái rừng tại Bảo tàng Hoàng gia Bỉ ở Trung Phi cho biết: "Mức giảm này là nhiều thập kỷ so với những gì mà ngay cả những mô hình khí hậu bi quan nhất dự đoán".

Tỷ lệ tử vong là một phần tự nhiên của chu kỳ của cây rừng. Tuy nhiên, bằng cách xả thải quá nhiều CO2 trong không khí, chúng đã tăng tốc chu kỳ này và đẩy mạnh cường độ của nó lên đến tỷ lệ không xác định", ông nói với AFP.

Một số quốc gia đã công bố kế hoạch trồng thêm cây xanh và nhiều công ty lớn lên kế hoạch trồng rừng quy mô lớn để bù đắp lượng khí thải carbon.

"Chúng tôi sẽ phải suy nghĩ lại về các mô hình khí hậu, mà cả các chiến lược giảm thiểu biến đổi khí hậu dựa trên các mô hình đó," Hubau nói.

Theo ScienceAlert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại