Lời từ chối quảng cáo trị giá 1 triệu USD
Song Hye Kyo lần đầu chạm cửa điện ảnh vào năm 1996. Ngoài vẻ đẹp dịu dàng và nữ tính, cô còn sở hữu khả năng diễn xuất cực tốt. Cô còn là một trong số ít những sao nữ có phong độ ổn định nhất trên màn ảnh xứ kim chi.
Cái tên Song Hye Kyo gắn liền với hàng loạt tác phẩm gây sốt một thời như Autumn in Heart (Trái Tim Mùa Thu), Full House (Ngôi Nhà Hạnh Phúc), All In (Một Cho Tất Cả), That Winter, The Wind Blows (Gió Mùa Đông Năm Ấy).
Mới đây, Song Hye Kyo lại gây sốt khi tham dự bộ phim "Hậu duệ mặt trời".
Sau thành công của bộ phim, nữ hoàng mặt mộc Song Hye Kyo nhận được rất nhiều lời mời hợp tác.
Một trong những dự án gây tiếng vang chính là lời mời quảng cáo trị giá 1 triệu USD (hơn 22 tỷ) của công ty Mitsubishi - hãng xe hơi nổi tiếng Nhật Bản tại Trung Quốc.
Đây là con số không hề nhỏ đối với một hợp đồng quảng cáo mà các ngôi sao Hàn thực hiện.
Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều người, Song Hye Kyo đã quyết định dành cho hãng xe Nhật một cái lắc đầu.
Hành động của Song Hye Kyo đã nhận được rất nhiều lời tán thưởng của dư luận. Bởi hơn ai hết, với tư cách là một thành viên trong dự án "Di tích lịch sử Hàn Quốc", Song Hye Kyo hiểu rõ những nỗi đau trong quá khứ mà Mitsubishi gây ra cho người dân Hàn Quốc.
Lá thư của cụ bà 85 tuổi
Lời từ chối của Song Hye Kyo không chỉ làm rất đông fan hâm mộ của cô cảm thấy mãn nguyện và tự hào mà nó còn chạm tới trái tim của rất nhiều người, đặc biệt là nạn nhân của quá khứ.
Mới đây, một cụ bà 85 tuổi có tên là Yang Geum Deok đã gửi một lá thư tới Song Hye Kyo khi biết cô đã gửi cho Misubishi một cái lắc đầu.
Trong lá thư ngắn của mình, cụ Yang Geum Deok đã khiến nhiều người phải rơi lệ khi gợi nhắc về những nỗi đau trong quá khứ mà chính bà phải chịu đựng.
Được biết, cụ Yang Geum Deok từng là một trong những nạn nhân bị Mitsubishi bóc lột lao động trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong lá thư, cụ bà hồi kể lại vụ việc bị bắt đến Nhật vào năm 14 tuổi (thời điểm năm 1944) và nhớ lại nỗi kinh hoàng về những gì đã xảy đến với bà và những người xung quanh dưới thời Nhật thuộc.
Trong thư cụ Yang Geum Deok đã dùng danh xưng 송선생님 "Song seonsaeng-nim" – Cô giáo Song, để gọi Song Hye Kyo – đây là một danh xưng thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ đặc biệt của những người cao tuổi dành cho thế hệ trẻ.
Lá thư tay mà cụ Yang Geum Deok gửi tới Song Hye Kyo đã khiến nhiều người phải rơi nước mắt.
Lá thư của cụ bà Yang Geum Deok.
Bà Yang Geum Deok viết:
"Gửi cô Song Hye Kyo,
Vào năm 1944 thời kì Triều Tiên bị Nhật Bản chiếm đóng, lúc đó tôi mới 14 tuổi và đang học năm thứ 6 trường quốc dân NaJu, khi ấy thầy hiệu trưởng người Nhật Bản và một hiến binh đã đến lớp tôi.
Họ đã nói rằng học sinh cấp hai sẽ được tới Nhật Bản. Khi ấy chúng tôi nhanh chóng bị dụ dỗ bằng những lời nói ngon ngọt là sẽ kiếm được nhiều tiền nên tất cả đã đi đến Nhật.
Khi ấy bố mẹ chúng tôi biết chuyện và nói rằng chúng tôi tuyệt đối không được tới Nhật. Nhưng họ dọa dẫm chúng tôi rằng nếu không nghe lời thì họ sẽ cho cảnh sát bắt giữ bố mẹ. Tôi đã vô cùng sợ hãi đến mức không thể nói được lời nào và cứ thế bị dẫn đi.
Sáng 31/ 5/1944, 24 người lên tàu đi từ Naju đến Yeosu, cùng đi với chúng tôi còn có cả những học sinh Mokpo, Kwang Ju, Sun Cheon, Yeosu. Những học sinh gặp nhau ngày hôm đó bị cưỡng chế giải đi tổng cộng là 138 người.
7h tối hôm ấy, chúng tôi lên thuyền từ cảng Yeosu và tôi vừa đi vừa khóc suốt cả đêm dài. Khi trời vừa hửng sáng, tàu đến Shimono Seca.
Sau đó chúng tôi phải đi tàu lửa để đến công xưởng sản xuất máy bay Mitsubishi tại Nagoya. Trong tuần đầu tiên họ cho chúng tôi tham quan những danh lam thắng cảnh đẹp nhất Nagoya.
Nhưng những ngày tuyệt đẹp đó nhanh chóng kế thúc. Những giọt nước mắt cứ chảy dài trên má vì không thể nào diễn tả được những nỗi đau mà chúng tôi đã phải chịu đựng.
Chúng tôi bị bắt ở lại và làm việc tại công xưởng. Không chỉ chịu đựng những cơn đói bụng kéo dài chúng tôi còn bị đánh đập. Quá trình làm việc bán mạng sống của mình cho Hoàng đế Nhật Bản khiến chúng tôi vô cùng phẫn nộ.
Sau khi đến Nagoya được 6 tháng, lúc 1 giờ 30 phút chiều ngày 7 tháng 12 đã xảy ra trận động đất tại công xưởng làm cho 6 học sinh đến từ Cheonnam tử mạng.
May mắn có sự phù hộ của chúa trời mà tôi đã sống lại trong tình trạng thập tử nhất sinh. Cơn động đất khiến tôi bị vùi lấp trong công xưởng suốt 3 tiếng đồng hồ và may mắn được cứu thoát.
Tôi đã nghe chuyện cô Song Hyo Kyo tưởng niệm 2 năm vụ chìm phà Sewol không lâu trước đây cướp đi nhiều sinh mạng quý giá, cô Song đã làm một điều vô cùng cao quý mà thậm chí ngay cả tổng thống của nước ta trên đưởng đến Jibeng đã không thể làm được.
Và tôi đã bật khóc khi nghe tin cô từ chối lời đề nghị của Mitsubishi. Quả thật, tôi đã vui như thể tất cả những vết dằm gim trong trái tim tôi bấy lâu nay được tháo rời.
Tôi vui như thể dường như nếu có một đôi cánh, tôi sẽ bay lên được. Cảm ơn cô đã có một quyết định tuyệt vời, một lần nữa tôi xin cám ơn cô.
Không phải vấn đề tiền bạc bồi thường, cái mà chúng ta cần đầu tiên chính là lời xin lỗi từ Mitsubishi và thủ tưởng Nhật Bản Abe.
Chúng tôi phải nhận được lời xin lỗi thì có lẽ tôi mới có thể yên lòng mà nhắm mắt để đi sang thế giới bên kia.
Tôi sẽ cùng những người đã từng giúp đỡ chúng tôi để chiến đấu tới hơi thở cuối cùng. Tôi có một mong muốn được gặp mặt cô, người mà tôi vô cùng cảm kích.
Thông qua ti vi, tôi thường xuyên thây cô. Ở nơi đây, bà già Yang Geum Deok 85 tuổi sẽ luôn đưa hai tay lên cao cầu nguyện chúa trời phù hộ cho cô luôn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc".