Rộng tới 100km, hố thiên thạch này tại Nga đang ẩn chứa hàng nghìn tỷ carat kim cương

ANH VIỆT |
Rộng tới 100km, hố thiên thạch này tại Nga đang ẩn chứa hàng nghìn tỷ carat kim cương
Rộng tới 100km, hố thiên thạch này tại Nga đang ẩn chứa hàng nghìn tỷ carat kim cương

Nơi đây được gọi là miệng hố Popigai, đứng thứ tư trên thế giới về độ rộng, sau miệng hố Chicxulub (Bán đảo Yucatán ở Mexico), Sudbury (Ontario, Canada) và Vredefort (Nam Phi).

Khoảng 36 triệu năm trước, một thiên thạch có chiều rộng từ 5 đến 8km đã đâm xuống phía bắc Siberia và tạo ra một trong những miệng hố nhất trên Trái đất. Với tốc độ lao xuống cực nhanh (ước tính khoảng 20km/s), sức mạnh sinh ra từ vụ va chạm đã khiến hàng triệu tấn vật chất bắn lên không trung. Đồng thời, nó cũng tạo ra miệng hố khổng lồ có đường kính gần 100km trên mặt đất.

Nơi đây được gọi là miệng hố Popigai, đứng thứ tư trên thế giới về độ rộng, sau miệng hố Chicxulub (Bán đảo Yucatán ở Mexico), Sudbury (Ontario, Canada) và Vredefort (Nam Phi). Tuy nhiên, cả 3 miệng hố này hoặc bị xói mòn, vùi lấp hoặc đã bị biến dạng nghiêm trọng theo thời gian. Trong khi đó, miệng hố Popigai chỉ thay đổi đôi chút về hình dáng do bị xói mòn nhẹ, khiến nó trở thành một trong những miệng hố va chạm được bảo tồn tốt nhất trên thế giới.

Rộng tới 100km, hố thiên thạch này tại Nga đang ẩn chứa hàng nghìn tỷ carat kim cương - Ảnh 1.

Phần rìa của miệng hố Popigai

Nằm cách vùng ven biển Laptev khoảng 100 km, miệng hố Popigai có hình tròn, sụt sâu 150 - 200 m so với nền đất xung quanh. Bản đồ địa chất và quan sát thực địa cho thấy vùng lõm trung tâm nằm ở đáy hố, bao quanh là vòng đỉnh rộng 45 km. Vòng đỉnh thoải dần ra phía ngoài theo hình máng với nền đất cao bằng phẳng hình khuyên ở xung quanh.

Đáng chú ý, miệng hố Popigai hiện cũng đang là một trong những cánh đồng kim cương lớn nhất thế giới, ước tính chứa hàng nghìn tỷ carat kim cương.

Theo đó, số kim cương này nằm tại miệng hố nằm ở rìa đông bắc của vùng Anabar, nơi có hỗn hợp đá graphite và đá trầm tích. Chúng được sinh ra từ vụ va chạm cách đây 36 triệu năm. Sức mạnh khủng khiếp khi thiên thạch va chạm với mặt đất đã làm tan chảy 1750 km3 đá, biến đổi lập tức đá graphite thành kim cương. Tuy nhiên, số kim cương này nằm cách khu vực va chạm khoảng 12 - 13 km, hình thành trong lớp đất hình bán cầu dày 1,6 km.

Rộng tới 100km, hố thiên thạch này tại Nga đang ẩn chứa hàng nghìn tỷ carat kim cương - Ảnh 2.

Miệng hố Popigai nhìn từ trên cao. Với đường kính lên đến 100km, miệng hố này chỉ có thể quan sát toàn cảnh thông qua ảnh vệ tinh .

Các nhà khoa học cho rằng kim cương không thể hình thành ở khu vực va chạm bởi nhiệt độ và áp suất trong quá trình va chạm quá lớn để chúng có thể tồn tại. Do được tạo ra một cách ‘bất thình lình’ trong khoảng thời gian cực ngắn, kim cương ở đây không có thời gian để phát triển thành những viên đá quý có kích thước lớn. Phần lớn là đá đa tinh thể có đường kính nhỏ hơn hai milimet và độ tinh khiết thấp, phù hợp để sử dụng trong công nghiệp hơn là chế tạo đồ trang sức.

theo PHÁP LUẬT & BẠN ĐỌC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên