Vào năm 2019, robot thám hiểm Yutu-2 (Ngọc thố-2) thuộc sứ mệnh Chang'e-4 (Thường Nga-4) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt trăng.
Kể từ đó tới nay nó vẫn đang hoạt động với tư cách là tàu thám hiểm tồn tại lâu nhất và là tàu đầu tiên đi qua phần này của Mặt trăng.
Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu đã sử dụng bản ghi âm từ LPR (Radar thâm nhập Mặt trăng) của Yutu-2 để làm rõ 130 feet (40 mét) đầu tiên bên dưới bề mặt Mặt trăng.
Và tới nay họ đã thâm nhập tới 1.000 feet (hơn 300 mét) và phát hiện ra một số cấu trúc bí ẩn.
Những lớp cấu trúc này được suy đoán là đá núi lửa được tạo thành từ dung nham.
Dữ liệu mới được LPR thu thập cũng cho thấy rằng 130 feet đầu tiên của bề mặt Mặt trăng bao gồm nhiều lớp bụi, đất và đá vỡ. Tiếp theo đó là sự xuất hiện của các lớp đá núi lửa, ban đầu khá mỏng nhưng sau đó dày hơn nhiều.
Các nhà nghiên cứu cho rằng là các lớp mỏng hơn, mới hơn nằm ở trên đã chứng minh các lý thuyết rằng hầu hết hoạt động núi lửa trên Mặt trăng đã chấm dứt khoảng 1 tỷ năm trước (mặc dù một số bằng chứng cho thấy các vụ phun trào gần đây nhất là 100 triệu năm trước).
Và vì các vụ phun trào đã dừng lại nên Mặt trăng hầu như được coi là "đã chết về mặt địa chất", nên việc có một bản đồ dưới bề mặt có thể giúp chứng minh điều đó.
Cuối cùng, việc khám phá những cấu trúc ẩn giấu bên dưới bề mặt mặt trăng này rất thú vị vì có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về vệ tinh của Trái Đất.
Nhưng Chang'e-4 vẫn chưa xong việc, và chúng ta vẫn hy vọng sẽ thấy nhiều khám phá hơn từ robot thám hiểm Trung Quốc khi nó tiếp tục chuỗi khám phá.
Và có khả năng chúng ta sẽ được tìm hiểu thêm nữa khi tàu đổ bộ Artemis III của NASA đáp xuống Mặt trăng vào cuối thập kỷ này.