Rắn hổ mang bạch tạng quý hiếm chui vào nhà sau mưa bão dữ dội

Hà Thu |

Một con rắn hổ mang bạch tạng cực hiếm và có khả năng gây chết người đã bò vào nhà một người dân sau trận mưa bão khủng khiếp.

Những người hàng xóm phát hiện con rắn hổ mang trắng toát vượt ra khỏi dòng nước chảy xiết trên mặt đất và đi vào lối đi bên cạnh ngôi nhà ở thành phố Coimbatore thuộc bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ. Các chuyên gia từ Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và Động vật Hoang dã (WNCT) sau đó đã đến nơi bắt con rắn, rồi thả nó về tự nhiên.

Rắn bạch tạng, một trong "tứ đại" loài rắn cắn người nguy hiểm

Con rắn dài 1,5 m được xác định là rắn hổ mang Ấn Độ bạch tạng ( Naja naja ), đại diện của WNCT viết trên Facebook. Loài này, còn được gọi là rắn hổ mang mắt, được coi là một trong "tứ đại" loài rắn gây ra nhiều vụ rắn cắn nhất ở Ấn Độ.

Bạch tạng là một tình trạng di truyền ngăn động vật sản xuất sắc tố melanin, tạo màu cho da, lông, lông vũ hoặc vảy của chúng. Đó là gien lặn, có nghĩa là cả bố và mẹ đều phải sở hữu gien này và truyền nó cho con cái.

Động vật bạch tạng cũng thiếu sắc tố trong mống mắt, nghĩa là chúng có mắt màu hồng hoặc đỏ, dẫn đến giảm thị lực hoặc mù hoàn toàn; hơn nữa, da của chúng rất dễ bị cháy nắng.

Đối với hầu hết các loài động vật, bệnh bạch tạng có thể là bản án tử hình. Màu trắng của chúng khiến chúng trở nên nổi bật trước những kẻ săn mồi, có nghĩa là nhiều con chết khi còn nhỏ.

Tuy nhiên, bệnh bạch tạng không phải lúc nào cũng là bất lợi, ít nhất là đối với một số loài rắn. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 năm 2022 trên tạp chí Zoology, các nhà nghiên cứu đã sử dụng những con rắn giả để kiểm tra xem rắn trắng hoặc bạch tạng có nguy cơ bị chim ăn thịt cao hơn so với những cá thể có màu bình thường hay không. Kết quả cho thấy rằng, bệnh bạch tạng không làm tăng tỷ lệ ăn thịt, có thể là do sự đổi màu của chúng khiến những con chim bối rối, không dám ăn thịt.

Bắt rắn một cách an toàn là rất quan trọng vì loài này có nọc độc cao. Nọc độc của chúng có thể gây tê liệt và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Điều quan trọng là phải xử lý những con rắn này một cách cẩn thận và thành thạo, vì bất kỳ sai lầm nào cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có từ 81.000 đến 138.000 ca tử vong xảy ra ở Ấn Độ mỗi năm do bị rắn cắn.

Theo Live Science

theo Tiền Phong

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên