Rắn chuột quằn quại sau cú táp "thần sầu" của hổ mang chúa

Trang Ly |

Với ưu thế vượt trội về sức mạnh, tốc độ, rắn hổ mang chúa nhanh chóng kết liễu con mồi trong nháy mắt.

Nổi tiếng là loài ăn thịt đồng loại, rắn hổ mang chúa (Cobra Snake) không ngán bất cứ con mồi nào, từ chuột, thằn lằn, chim đến các loài rắn khác, thậm chí chính loài rắn hổ mang chúa với cơ thể nhỏ con hơn.

Fact File

Rắn hổ mang chúa - King Cobra

Tên khoa học: Ophiophagus hannah.

Phân bố: Trong các khu rừng nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.

Chỉ số cơ thể: Dài từ 3 đến 7 mét; Nặng từ 6 đến 30kg.

Tuổi thọ trung bình: 20 đến 30 năm.

Nọc độc: Thuộc nhóm độc tố thần kinh.

Đặc tính: Hổ mang chúa là bậc thầy trong bơi lội và leo trèo.

Rắn chuột quằn quại sau cú táp thần sầu của hổ mang chúa - Ảnh 2.

Rắn hổ mang chúa.

Ở rắn hổ mang là sự tổng hòa của sức mạnh, sự chết chóc và vẻ ngoài đáng sợ:

Với cơ thể dài 7 mét, hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất trên thế giới. Không những thế, chúng sở hữu loại nọc độc cực mạnh, được bơm vào cơ thể nạn nhân sau mỗi cú cắn qua hai chiếc răng dài nhọn hoắt.

Sự xuất hiện của hổ mang trong khu rừng gây chú ý mạnh mẽ đến các loài động vật khác. Với đôi mắt tinh anh, nó trườn lên cây và quan sát con mồi là rắn săn chuột đi tới.

Rắn chuột quằn quại sau cú táp thần sầu của hổ mang chúa - Ảnh 3.

Sự xuất hiện của hổ mang chúa làm nhiều loài cảnh giác. Ảnh cắt từ video.

Khi con mồi trong tầm ngắm tấn công, hổ mang bò xuống nhẹ nhàng, trực tiếp khiêu chiến với con mồi nhỏ bé hơn rất nhiều.

Tiên lượng được sức mạnh bé nhỏ trước "vua rắn", rắn săn chuột (Rat Snake) định rút lui nhưng mọi chuyện không thể kịp sau cú táp nhanh như chớp của rắn hổ mang.

Rắn chuột quằn quại sau cú táp thần sầu của hổ mang chúa - Ảnh 4.

Rắn săn chuột có nhiều màu sắc phủ lên cơ thể như màu vàng óng, màu xám...

Rắn chuột quằn quại sau cú táp thần sầu của hổ mang chúa - Ảnh 5.

Hổ mang chúa tung cú đớp nhanh như chớp về rắn săn chuột. Ảnh cắt từ video.

Với lượng độc tiết ra trong một cú táp đủ khả năng giết chết 30 người trưởng thành (nếu không được chữa trị kịp thời), rắn hổ mang chúa khiến con mồi nhỏ bé hơn quằn quại trong đau đớn.

Xem video: Hổ mang chúa xơi tái rắn săn chuột

Hổ mang chúa tung cú đớp vào rắn săn chuột rồi xơi tái. Video: NatGeoWild/Youtube.

Tại sao rắn không chết khi nuốt chất độc của chính chúng?

Sở hữu nọc độc thần kinh cực mạnh là thế, vậy thì tại sao rắn hổ mang vẫn có thể sống sót khi xơi con mồi bị bơm nọc độc từ trước?

Rắn chuột quằn quại sau cú táp thần sầu của hổ mang chúa - Ảnh 7.

Rắn hổ mang chúa nuốt gọn con mồi sau tích tắc. Ảnh cắt từ video.

Các nhà khoa học giải thích rằng, khi nuốt những chất độc này vào dạ dày, thì axit trong dạ dày rắn có khả năng phá vỡ loại protein (cấu tạo từ các khối amino axit trong nọc độc thần kinh).

Ngoài ra, cơ thể rắn hổ mang cũng sở hữu khả năng kháng độc. Chúng có thể vô tư chiến đấu với các loài rắn độc khác mà không hề hay hấn gì.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại