Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), lượng rác thải nhựa trên thế giới đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua, từ 156 triệu tấn năm 2000 lên 353 triệu tấn vào năm 2019, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng gần gấp ba, đạt hơn 1 tỷ tấn vào năm 2060.
Chỉ 9% lượng rác thải nhựa hiện nay được tái chế, 19% được đốt có kiểm soát và gần 50% đưa vào các bãi chôn lấp có kiểm soát. Khoảng 22% còn lại bị bỏ tại các bãi rác bất hợp pháp, đốt ngoài trời hoặc thải ra môi trường, gây nguy hại lớn đến sức khỏe con người.
(Ảnh minh hoạ: Pixabay)
Riêng trong năm 2019, khoảng 22 triệu tấn nhựa đã trôi nổi vào môi trường, trong đó 6 triệu tấn đổ ra sông, hồ và đại dương. Đến năm 2060, khối lượng rác thải nhựa dự kiến sẽ tăng gấp đôi, lên 44 triệu tấn, chủ yếu là các loại nhựa lớn, tạo ra thách thức lớn cho hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.