Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là "bi kịch nghìn năm" của mọi sinh vật biển

DUY VU |

Có những sinh mệnh phải trưởng thành và sống chung với rác nhựa suốt cả một đời, tất cả chỉ sau vài giây được cho là "tiện lợi" của loài người.

"Zero Waste" là một chuyên đề do Kênh14 thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về bảo vệ môi trường, đồng thời đem đến cho các bạn cái nhìn gần gũi, tự nhiên hơn về chủ đề nghe có vẻ thô cứng này. 

Đến với chuyên đề "Zero Waste", bạn sẽ được lắng nghe những câu chuyện từ chính những bạn trẻ đã và đang cố gắng từng ngày bằng những hành động thiết thực nhất nhằm cứu lấy môi trường.

Chiếc vòng nhựa rời cổ tay người thật dễ dàng, cớ sao lại kẹt ở thân chú rùa biển gần 2 thập kỉ?

Để tôi kể cho các bạn nghe về vòng đời khắc nghiệt của một con rùa biển.

Nằm lẫn trong đám anh chị em lên tới hơn trăm trứng trên cái tổ giữa bờ biển, trứng rùa cần 6-10 tuần để nở, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên. Sau 6-10 tuần dài đằng đằng ấy, con rùa biển thoát ra khỏi cái vỏ an toàn, tìm đường về biển khơi để thỏa sức vẫy vùng, bắt đầu một chuyến hành trình dài tự mình khám phá.

Với những mối nguy hiểm luôn rình rập rùa con từ khi còn trong trứng tới lúc trưởng thành, cơ hội để rùa sống sót chỉ là 1/1000, thậm chí là 1/10000. Giả dụ như rùa biển thoát khỏi mọi mối nguy hại ấy và sống sót, thì với tình trạng như hiện nay, khả năng cao là rùa biển trưởng thành sẽ không thể về bờ đẻ trứng trong một cơ thể hoàn toàn nguyên vẹn như của cha, mẹ chúng được.

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 1.

Thoát khỏi vòng vây của những kẻ săn mồi, rùa biển con vẫn chưa chắc đã có thể quay về bờ đẻ trứng trong hình hài nguyên vẹn?

Bởi chen giữa vòng đời của rùa biển, ví dụ như từ khi con rùa còn nhỏ xíu trong trường hợp dưới đây, một chiếc vòng đeo tay bằng nhựa đã bằng cách nào đó rời cổ tay con người, được đưa ra biển lớn và vô tình mắc ngang thân rùa con.

Hình ảnh này được chụp 19 năm sau đó (gần 2 thập kỉ), khi rùa đã trưởng thành. Mọi thứ đều đổi thay, từ kích cỡ, màu sắc, độ cứng cáp của con rùa biển; duy chỉ có chiếc vòng nhựa là vẫn thế, vẫn mắc ngang thân con rùa tội nghiệp. 

Chiếc vòng không lớn lên cùng con rùa, cũng không mất đi; nó siết chặt phần mai rùa, làm cả thân mình rùa biển bị biến dạng khi năm tháng dần trôi qua.

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 2.

Với mục đích sản xuất là một món trang sức trẻ tiền, nhanh chán, chiếc vòng nhựa có thể được mua và sử dụng, vứt đi chỉ trong vòng 19 tiếng, 19 phút hay thậm chí là 19 giây. Thế nhưng, hậu quả mà nó để lại có thể sẽ là nỗi kinh hoàng với loài rùa biển suốt 19 năm đằng đẵng sau đó.

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 3.

Chưa hết, con rùa biển chỉ là một trong hằng hà sa số các sinh vật kém may khác, khi phải chung sống trong một hệ sinh thái tràn ngập chất thải nhựa. Một hệ sinh thái mà mỗi năm thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu. 

Một hệ sinh thái mà mỗi phút trôi qua, là tổng cộng 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ với cùng một công thức: Sản xuất trong vài giây, sử dụng trong vài phút, tồn đọng suốt 450-1000 năm (theo thông tin cung cấp từ các nhà khoa học).

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 4.

Và một trong những cái chai nhựa ấy, hay nói rộng hơn là một phần của tổng cộng gần 10 tỷ tấn rác thải nhựa trên Trái Đất ấy, đã mắc vào họng, vào ruột, vào mũi những con cá mập, con rùa xanh, con chim hải âu,... dưới đây:

Không riêng gì rùa biển trong câu chuyện mở đầu, ngoài kia là vô số những sinh mệnh phải "học" cách sống chung với rác nhựa 

Trên bờ biển Tây Somerset, Anh, vào một ngày nọ, nhiếp ảnh gia Liz Elmont đã tìm thấy xác của một con cá chó (hay còn gọi là dogfish - một giống cá mập nhỏ). Đáng nói hơn cả, trên mồm của con cá đã chết là một vỏ chai nhựa.

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 5.

Bức ảnh chụp xác con cá đã dấy lên một lời cảnh báo nghiêm trọng về vấn đề môi trường.

Có thể con cá đã ăn phải cái chai nhựa (nhiều nguồn tin lại nói là túi nhựa) khi còn sống, hoặc vô tình bị mắc phải cái chai sau khi chết và bị trôi dạt về bờ. Nhưng sau khi nhìn thấy khung cảnh bãi biển phía Tây Somerset, bạn sẽ biết dù là vế nào đi chăng nữa cũng không quan trọng, bởi sự thật là rác nhựa đã lấn quá sâu tới môi trường sống của động thực vật rồi!

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 6.

Bãi biển đầy rác Somerset, Anh Quốc.

Kể chuyện bằng lời, bằng chữ đến đây có lẽ đã là quá đủ! Hãy để những bức ảnh tự kể câu chuyện của nó nhé:

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 7.
Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 8.

Chú rùa xanh nặng 23kg đã được tìm thấy trên bờ biển Struisbaai (Cape Town, Nam Phi) trong tình trạng khó thở. Qua khám nghiệm, các bác sĩ lôi được mẩu túi nhựa (màu đen) ra khỏi khí quản con rùa. Rùa xanh đã nhầm mẩu nhựa với miếng rong biển (màu xanh).

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 9.

Rùa con mắc kẹt trong vòng nhựa 6 lỗ thường được sản xuất để giữ các lốc bia. Nếu để lâu, con rùa trong hình sẽ chịu chung số phận với rùa biển trong câu chuyện mở đầu.

Rùa biển quằn quại đau đớn khi được lôi ống hút nhựa (chẳng biết đã kẹt lại được bao lâu) ra khỏi mũi.

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 10.

Một con chim mắc kẹt vào túi nilon và không thể thoát ra được.

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 11.

Rác nhựa không thể tiêu hóa tích tụ trong bụng một con chim khi chết.

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 12.

Rác nhựa trong bụng hải âu.

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 13.

Dây nhựa kẹp chặt cổ hải cẩu đến ứa máu, rách thịt.

Và còn nhiều nữa, nhiều nữa những câu chuyện bi thương...

Tạm kết

Để nhắc lại, một chiếc túi nhựa đôi khi chỉ được sử dụng trong 5 phút, mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì lại cần từ 500-1000 năm. Những vỏ chai nhựa, những chiếc ống hút nhựa hay thậm chí là chiếc vòng tay làm bằng nhựa đã mắc vào thân rùa biển trong câu chuyện phần đầu cũng không phải là ngoại lệ. 

Sau 19 năm ấy, hoặc kể cả là mãi sau này, khi rùa biển chết đi, chiếc vòng nhựa vẫn sẽ ở đó (nếu không ai phát hiện ra) và sẽ tiếp tục trôi ra biển lớn, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho những con rùa biển xấu số khác.

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 15.

Song, những con rùa may mắn thoát khỏi chiếc vòng nhựa "tử thần" vẫn chưa hề thoát nạn. Thống kê cho thấy trong 1000 xác rùa biển được tìm thấy, có hơn nửa xác rùa non và một phần tư xác rùa cỡ nhỡ đã nuốt phải rác nhựa. Trong khi đó, tỉ lệ nuốt trúng rác nhựa ở xác rùa trưởng thành là 1:7. 

Lũ rùa biển vẫn chưa hề thoát nạn, bởi lẽ đối diện với những sinh vật như chúng sẽ là gần 10 tỷ tấn rác thải nhựa khác đang tích tụ trên khắp Trái Đất. 

Con số này thật đáng báo động, nhưng nó vẫn đang không ngừng tăng lên, thậm chí được dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới. Nói xa hơn nữa, đến năm 2050 với tình trạng này tiếp diễn,  rác thải nhựa trên đại dương sẽ nhiều hơn cá .

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 16.

Đương nhiên là loài người vẫn đang dửng dưng, bởi hậu quả trực tiếp vẫn chưa tìm đến họ. Nhưng sớm thôi, những món đồ mà ta thường dùng trong thoáng chốc bởi sự tiện lợi không thể chối cãi của chúng, sẽ không còn là tấn bi kịch thảm khốc của riêng gì những loài động vật vô hại nữa! 

Rác thải nhựa: Thứ chúng ta chỉ dùng vài phút ngắn ngủi nhưng lại là bi kịch nghìn năm của mọi sinh vật biển - Ảnh 17.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại