Ra tù sau 37 năm, người đàn ông ngơ ngác đối mặt với smartphone và con quái vật mang tên 'công nghệ'

Bảo Nam |

Nhiều người đang ra tù sau những bản án dài và nhanh chóng nhận ra mình đã bước vào một thế giới mới, nơi đã hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ và sự đổi mới, những thứ mà họ chưa từng được định nghĩa.

Khi Renaldo Hudson rời Trung tâm Cải huấn Danville vào ngày 2/9 năm ngoái, ông đã tươi cười rạng rỡ. Trong một buổi chiều nắng gắt ở Đông Illinois, Hudson đã bước những bước đi tự do đầu tiên sau 37 năm.

Cuối ngày hôm đó, ông đến Precious Blood Ministry Of Reconciliation, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ các cựu tù nhân hòa nhập cộng đồng. Tại đó, lần đầu tiên sau nhiều năm, ông nhìn thấy bạn bè và ôm hôn luật sư của mình, Jennifer Soble.

Ông cũng được trao một chiếc điện thoại thông minh thương hiệu Samsung, một dạng công nghệ mà người đàn ông Mỹ này không thể tưởng tượng được vào năm 1983.

"Mọi người nói những điều như thể chúng rất đơn giản." Hudson, lúc này đã 57 tuổi nói. "Họ nói: 'Nghe này, hãy truy cập trình duyệt của bạn và mở nó lên'. Và tôi lúc đó tự hỏi: 'Trình duyệt là ai?'."

Hudson, giống như nhiều người ra tù sau những bản án dài, nhanh chóng nhận ra mình đã bước vào một thế giới mới, một thế giới phụ thuộc vào công nghệ và sự đổi mới. Và thách thức mà ông phải đối mặt đã tăng lên đáng kể trong năm qua, khi đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhiều phần khác của cuộc sống chuyển sang hoạt động trực tuyến.

Nhiều dịch vụ xã hội và chương trình việc làm mà các cựu tù nhân từng dựa vào để tái nhập cộng đồng thành công giờ đây đều không thể truy cập được nếu họ không có kiến ​​thức toàn diện về internet. Những người ủng hộ nói rằng đó là một vấn đề có thể đã bị các tổ chức này bỏ qua và các cựu tù nhân đôi khi phải vật lộn để thích nghi với nhiều thập kỷ đổi mới công nghệ đã trôi qua, trong suốt thời gian họ thụ án.

Ra tù sau 37 năm, người đàn ông ngơ ngác đối mặt với smartphone và con quái vật mang tên công nghệ - Ảnh 1.

Renaldo Hudson sử dụng ứng dụng Zoom.

Năm 1983, khi Hudson bị bắt giam, điện thoại di động nặng gần 1 kg và lớn hơn cả cục gạch. Một phiên bản đầu tiên của Internet được coi là đã ra đời vào năm đó, mặc dù nó trông không giống với Internet mà chúng ta biết ngày nay.

"Nó kết nối tôi với thế giới ở một cấp độ mà tôi không thể tưởng tượng được", anh nói.

Có những dịch vụ thiết yếu mà nhiều tù nhân trở về nhà cần được tiếp cận ngay lập tức, như bảo hiểm y tế, phiếu thực phẩm, chăm sóc y tế, cơ hội việc làm và giấy tờ tùy thân do chính quyền cấp. Trước khi xảy ra đại dịch, những người này có thể đến Nha lộ vận, các văn phòng dịch vụ xã hội hoặc cơ quan phụ trách về nhân sự. Giờ đây, khi mọi thứ đều trực tuyến, những trở ngại trên con đường tiếp cận các dịch vụ đó còn lớn hơn rất nhiều.

Rõ ràng, đưa tất cả mọi người tăng tốc có thể là một thách thức.

"Khi một người sẽ trở về nhà và chúng ta sẽ phải thực sự dành thời gian để hướng dẫn họ cách điều hướng mọi thứ xung quanh", Wendell Robinson, một người quản lý chương trình tại Restore Justice, một tổ chức phi lợi nhuận của bang Illinois tập trung vào lĩnh vực tư pháp hình sự cho biết. Wendell đã về nhà vào năm 2018 sau 25 năm ngồi tù.

Soble, đồng thời là giám đốc điều hành của Dự án Nhà tù Illinois, cho biết hầu hết khách hàng trong nhóm của cô phụ trách đều ở độ tuổi 60-70, và hầu hết họ đều đã phải ngồi tù từ 30 năm trở lên.

"Họ thực sự không biết bắt đầu từ đâu," cô nói. "Họ không biết làm thế nào để bật máy tính khi mới về nhà."

Ra tù sau 37 năm, người đàn ông ngơ ngác đối mặt với smartphone và con quái vật mang tên công nghệ - Ảnh 2.

Sau hàng chục năm ngồi tù, Renaldo Hudson phải học cách sử dụng điện thoại thông minh.

Học hỏi từ những điều căn bản

Maria Burnett, một luật sư nhân quyền có trụ sở tại Washington, DC, thậm chí còn không tính đến những lỗ hổng trong kiến ​​thức kỹ thuật số khi cô bắt đầu tham gia hỗ trợ các trường hợp phóng thích nhân ái trong đại dịch.

Ít nhất 18 bang và Washington đã thực hiện một số hình thức phóng thích nhân ái vào năm ngoái để giảm mật độ các nhà tù, thả những tù nhân sắp mãn hạn tù, những tù nhân già yếu và dễ bị tổn thương về mặt y tế, hay có nguy cơ mắc Covid-19 nhiều hơn.

Theo hướng dẫn chính quyền Washington, Burnett đã phải soạn thảo một kế hoạch tái hòa nhập chi tiết cho các khách hàng của mình, một ví dụ trong số đó là John.

"Tôi tưởng rằng mình đã suy nghĩ về rất nhiều yếu tố và đã thực sự tỉ mỉ trong việc tính toán những thách thức mà anh ấy sẽ phải đối mặt", Burnett nói. "Tôi không nhận ra rằng tất cả những yếu tố đó sẽ phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật số của anh ấy như thế nào."

Burnett không nhận ra John đang gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ cho đến khi anh bắt đầu bỏ lỡ các cuộc hẹn trực tuyến.

Trong khi cô rất mong đợi được nghe về các cuộc hẹn khám chữa bệnh từ xa của John, nhưng mãi mới nhận ra rằng anh ấy không biết rằng điện thoại của mình phải được kết nối với Wi-Fi hoặc dịch vụ di động để có thể sử dụng. Tương tự, Burnett cũng mong muốn John tham gia các nhóm hỗ trợ tái nhập cảnh trên ứng dụng Zoom nhưng rồi nhận ra rằng anh không biết đường dẫn kết nối là gì, và do đó không biết mình có thể đến phòng Zoom chỉ bằng cách nhấp vào một dòng văn bản có màu xanh lam.

Hudson nói: "Hệ thống nhà tù, tôi chắc chắn với bạn, thực sự giống như việc đưa bạn đi vào một dải thời gian khác".

Ra tù sau 37 năm, người đàn ông ngơ ngác đối mặt với smartphone và con quái vật mang tên công nghệ - Ảnh 3.

Harold Hagerman và Wendell Robinson.

Harold Hagerman, một thành viên trong hệ thống hỗ trợ của Restore Justice, cho biết anh đã về nhà vào tháng 4 năm ngoái sau khi thụ án hơn 28 năm ở nhà tù Illinois.

"Một người bạn của tôi, ngay trong đêm tôi trở về nhà, đã đưa cho tôi chiếc iPhone 11, và tôi không biết phải làm cái quái gì với thứ đó," Hagerman nói. "Tôi trở về nhà và giống như bạn đang ở thời kỳ đồ đá khi nhìn thấy tất cả công nghệ này."

Một vấn đề khác giữa các cựu tù nhân khi học cách sử dụng các công nghệ hiện đại là không biết những điều cơ bản và quá lo lắng khi yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác.

"Điều trở nên đáng sợ là bạn không muốn tiếp tục hỏi vì bạn không muốn mình trông có vẻ chậm chạp như thế này", Hagerman nói thêm. "Giống như khi họ đã làm cho tôi xem nó một lần và họ mong tôi hiểu tất cả thứ đó."

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ thế hệ trẻ

Ngoài việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức phi lợi nhuận và thư viện công cộng, nhiều cựu tù nhân đã học được những kiến ​​thức cơ bản về công nghệ từ các thành viên gia đình và bạn bè, đặc biệt là những người trẻ tuổi nhất.

Robinson cho biết anh đã gặp cháu trai 2 tuổi của mình khi cháu về nhà và được truyền cảm hứng bởi khả năng chỉ huy công nghệ của cậu nhóc này.

"Thằng nhỏ này, nó đi loanh quanh, ngậm núm vú giả trong miệng, nhưng đã biết nhấc điện thoại lên và sử dụng nó như bất kỳ ai", Robinson nói. "Đó là nguồn cảm hứng cho tôi. Giống như việc nghĩ rằng mình sẽ bị anh bạn nhỏ này, một người không thể đọc, thậm chí còn không thể nói chuyện hay đặt được một câu hỏi đầy đủ, vượt qua."

Robinson nhận thấy rằng những thành viên trẻ nhất trong gia đình anh không chỉ là những người hiểu biết nhất về công nghệ, mà còn là những người ủng hộ lớn nhất trong hành trình tiếp cận công nghệ của mình.

"Các cháu gái và cháu trai của tôi, những đứa trẻ nhỏ bé, giống như một giáo viên ưu tú nhất khi chúng đến giúp tôi, bạn biết đấy, đi những bước đầu tiên đó", anh nói.

Burnett cho biết một khách hàng của cô đã học cách sử dụng ứng dụng Zoom từ đứa con gái 9 tuổi cô. Cả hai đã dành một buổi chiều để ngồi bên ngoài một quán cà phê được trang bị internet cho đến khi anh ấy hiểu cách hoạt động của phần mềm này.

Burnett nói: "Thật tuyệt khi thấy con gái tôi rất yên tâm và có khả năng dạy cho ai đó học điều gì đó một cách duyên dáng đến như vậy."

Tham khảo nbcnews

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại