Quyết tâm đạt được điểm 0 vì lời thách thức của bố, nam sinh đỗ luôn vào Harvard, trở thành dịch giả lừng danh

Hero |

Vì lời thách thức của người bố, cậu con trai đã đỗ luôn vào Harvard!

Dạy con học luôn là vấn đề muôn thuở của các bậc phụ huynh, nhiều cha mẹ luôn tỏ ra bất lực khi con trẻ quá lười học.

Tìm ra phương pháp học tập hiệu quả cho con cái không phải là điều dễ dàng, điển hình là việc ông bố dưới đây đã mất hàng năm trời để có được phương pháp "làm xoay ngược tình thế" giúp con trai trở nên siêng năng hơn, thậm chí là đỗ vào Harvard nhờ lời hứa đồng ý cho con trai làm mọi điều mình muốn nếu cậu bé đạt điểm 0 trong các bài kiểm tra.

Cụ thể khi mới lên 8 tuổi, cậu bé Lưu Xuân cùng gia đình từ Đài Loan sang định cư tại Mỹ. Thời gian đầu cậu vẫn rất ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập, tuy nhiên môi trường trung học đã khiến cậu dần trở nên nổi loạn. Các giáo viên đã không ít lần bày tỏ sự than phiền với gia đình vì Lưu Xuân quá nghịch ngợm, không chịu cố gắng học hành và kết quả điểm số trên lớp vô cùng tệ hại.

Quyết tâm đạt được điểm 0 vì lời thách thức của bố, nam sinh đỗ luôn vào Harvard, trở thành dịch giả lừng danh - Ảnh 1.
Quyết tâm đạt được điểm 0 vì lời thách thức của bố, nam sinh đỗ luôn vào Harvard, trở thành dịch giả lừng danh - Ảnh 2.

Cậu nhóc thường xuyên đạt được điểm C và chỉ ước mơ trở thành tay đua số một như Michael Schumacher. "Schumacher là thần tượng của con. Khi bằng tuổi con, điểm số của anh ấy cũng rất tệ, thậm chí còn hay bị điểm 0. Nhưng bố nhìn xem, giờ anh ấy là tay đua hàng đầu thế giới", Lưu Xuân từng nói với bố.

"Ý con là nếu được điểm 0 thì con sẽ phần nào giống Michael Schumacher thời học sinh, đúng không? Vậy con cố gắng đạt điểm 0 đi. Hãy cá cược rằng nếu con đạt điểm 0 thì bố sẽ không bao giờ can thiệp vào việc học của con nữa và con có thể làm bất cứ điều mình muốn. Tuy nhiên, cho đến khi con đạt điểm 0, con phải tuân thủ những quy tắc bố đưa ra là phải học tập chăm chỉ, được chứ?".

Ông bố cũng lưu ý thêm luật rằng: không được bỏ xót mà tất cả những câu hỏi đều phải được trả lời, nếu bỏ trống bất kỳ câu nào sẽ là vi phạm luật chơi. Lưu Xuân nghe vậy đồng ý ngay lập tức.

Ban đầu nghe thì có vẻ đơn giản nhưng mà khi bắt tay vào làm cậu mới nhận ra, để lấy được điểm 0 không hề dễ dàng. Dù nhiều lần khoanh bừa nhưng cậu vẫn khoanh nhầm vào đáp án đúng, lúc này các bài kiểm tra vẫn luôn đạt điểm C, và để đạt được điểm 0 cậu phải biết đâu là đáp án sai thì mới có thể chọn.

Lúc này người bố đưa ra lời gợi ý: "Muốn biết đâu là đáp án sai, con phải học đi chứ".

Nghe lời khuyên của bố, cứ thế đến 1 năm sau cậu bạn mới lần đầu được điểm 0 đầu tiên. Đó chính là thành quả của việc nỗ lực học tập, để biết đâu là đáp án đúng và đâu là đáp án sai. Nghe tin con trai được 0 điểm, ông bố rất vui mừng: "Chúc mừng con! Cuối cùng con cũng lấy được điểm 0 như mong muốn. Chỉ những học sinh giỏi thực sự mới biết chính xác đâu là đáp án sai để được điểm 0".

Dù biết mình đã bị lừa, nhưng chính nhờ cú lừa đó của ông bố mà Lưu Xuân đã dần lấy lại được tinh thần học tập, chăm chỉ tích cực hơn với việc học. Cậu bé nổi loạn và mong muốn được điểm 0 năm nào giờ đã trở thành Thạc sĩ tại Đại học Havard, là một dịch giả, tác giả.

Quyết tâm đạt được điểm 0 vì lời thách thức của bố, nam sinh đỗ luôn vào Harvard, trở thành dịch giả lừng danh - Ảnh 3.

Cậu bé nổi loạn và mong muốn được điểm 0 năm nào giờ đã trở thành Thạc sĩ tại Đại học Havard.

Rất nhiều cha mẹ đang tự gây áp lực cho mình, rằng con mình phải nổi trội, phải giỏi, hoặc nếu không ít nhất cũng không thua con nhà hàng xóm. Thói quen cố hữu luôn coi trọng điểm số, thành tích khiến bố mẹ phải gồng mình trong cuộc chạy đua thành tích vô nghĩa.

Học kiến thức là việc cả đời. Ở độ tuổi còn nhỏ này, cái trẻ cần hơn là các kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp. Điểm số kỳ này của con có thể thấp hơn nhưng nếu con lễ phép, biết kính trên nhường dưới, vui vẻ, hòa nhã với mọi người thì cũng đâu phải là vấn đề quá to tát.

Con vẫn có thể cố gắng ở những kỳ tiếp theo. Chính cái nhìn tích cực của bố mẹ trong cách dạy con học sẽ ảnh hưởng tốt đến trẻ. Khi ấy, trẻ không coi việc học là việc bắt buộc, dần dần sẽ sớm coi việc học như một sở thích, thú vui.

Nguồn: Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại