Ông cho biết số quân giả định dựa vào chiến lược quân sự Mỹ hiện tại chứ không kêu gọi triển khai quy mô lớn lính bộ binh Mỹ.
Giả sử khi chính quyền Iraq tham chiến, khuyến khích sự tham gia từ các tộc người Sunni, Shiite và Kurd. Và khi quân đội Iraq sẵn sàng tái chiếm tỉnh Anbar (khu vực do lực lượng IS kiểm soát phần lớn) sẽ được quân đội Sunni địa phương và những người trung thành với Đảng Ba’ath trợ giúp.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đồng tình: “Nếu những giả sử này không đúng thì tôi sẽ điều chỉnh lại các đề xuất của mình”.
Ông Dempsey - Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ - cho biết Nhà Trắng chưa bao giờ hạn chế những điều chỉnh hay đề xuất mới của ông và cũng chẳng có lỗ hổng nào với chiến lược của Tổng thống lâm thời.
Ngày 7/11, Lầu Năm Góc cho biết Tổng thống Obama đã quyết định tăng cường thêm 1.500 binh lính tới Iraq. Trước đó đã có 1.600 lính Mỹ, khoảng 1.400 được triển khai để cố vấn và giúp đỡ quân đội Iraq đẩy lui sự bành trướng của IS.
630 lính mới này sẽ không chiến đấu mà chỉ thực hiện nhiệm vụ cố vấn và trợ giúp các đơn vị của Iraq từ cấp lữ đoàn trở lên, chủ yếu ở tỉnh Anbar (phía tây Iraq).
Ông Dempsey cho biết điều này cũng có thể sẽ được thay đổi nếu trận chiến chống lại IS trở nên khó khăn hơn.
Lúc lực lượng an ninh Iraq chiếm lại Mosul - thành phố lớn thứ 2 của Iraq, hoặc vùng lãnh thổ dọc biên giới Syria thì cũng là lúc quân đội Mỹ cần triển khai áp sát tiền tuyến.
“Tôi không nói rằng họ cần quân đội Mỹ tham gia cùng, nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ cân nhắc về việc này”.
Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates - người ủng hộ đưa quân đội từ cấp lữ đoàn trở xuống tham chiến chống lại IS cho biết: “Với tôi, thật khó để tưởng tượng làm thế nào họ có thể tự giành lại các khu vực từ tay IS. Chẳng hạn, để chiếm lại thành phố Mosul mà không nhờ tới trợ giúp, cố vấn và huấn luyện từ phương Tây cũng như Mỹ”.
Các nhà lập pháp đã nhận được chứng thực từ ông Dempsey và Hagel rằng đang xem xét yêu cầu cấp thêm 5,6 tỷ USD cho chiến tranh chống lại IS của Nhà Trắng.
Trong đó, 1,6 tỷ USD sẽ dùng để thành lập Quỹ Đào tạo và Trang bị cho quân đội Iraq. Quỹ này chi trả cho việc đào tạo cả lực lượng Iraq và người Kurd. Ông Hagel cho biết Mỹ chỉ chi 60% tức 1 tỷ USD ban đầu, 600 triệu USD còn lại sẽ phụ thuộc vào Iraq và các nước đồng minh cũng sẽ đóng góp cùng một khoản tương tự.
Tại phiên họp quốc hội đặc biệt sau bầu cử (lame duck session), Quốc hội có thể chấp nhận cấp vốn, nhưng sẽ có một số quan ngại.
“Trong khi bản thân tôi ủng hộ tất cả những đề nghị này, thì nhiều đồng nghiệp và người dân Mỹ lại lo lắng chính quyền sẽ một lần nữa tham gia vào cuộc chiến tại Iraq. Cần làm rõ một điều rằng những gì chúng tôi đang thực hiện không phải là tái diễn cuộc chiến Iraq. Chúng tôi không làm và cũng sẽ không triển khai số lượng lớn binh lính đến để tham chiến ở Iraq. Việc đó là vô ích và phản tác dụng”, đại biểu Đảng Dân chủ Adam Smith cho biết.