Triều Tiên thay đổi “10 quy tắc của hệ thống tư tưởng”

Triều Tiên gần đây đã điều chỉnh lại hệ tư tưởng lãnh đạo của quốc gia, giúp tạo thêm quyền lực cho Kim Jong Un và gia đình của ông.

 

Quốc gia còn nhiều bí ẩn này đã thay đổi “10 quy tắc của hệ thống tư tưởng” vào tháng Sáu. Hệ tư tưởng này có một sự thay đổi tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân nhiều hơn so với Hiến pháp quốc gia hoặc các quy chế của Đảng Lao động cầm quyền Triều Tiên (WPK).

Những quy tắc đầu tiên được ban hành vào tháng 4/1974 nhằm phác thảo tầm quan trọng của sự phục tùng vô điều kiện trước các nhà lãnh đạo và mọi hành động đều phải hướng về đất nước để bày tỏ lòng trung thành.

Các nhà quan sát khu vực ở Bình Nhưỡng cho biết các quy tắc trước đây gồm 10 quy tắc và 65 điều, giờ đây đã giảm đi 5 điều, tập trung nhấn mạnh vào biện minh cho sự thừa kế quyền lực của nhà lãnh đạo đương nhiệm. Bộ quy tắc đã nhấn mạnh vào sự cần thiết của toàn đất nước trong việc hoàn thành đầy đủ các di sản mà nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) và con trai ông, cựu lãnh đạo Kim Jong Il, đã để lại.

Động thái này đánh dấu lần đầu tiên Bình Nhưỡng quyết định thay đổi các quy định về hệ thống lãnh đạo trong 39 năm."Những thay đổi phù hợp này phản ánh tính chất và mục tiêu của đất nước dưới thời Kim Jong-un và tăng cường sức mạnh quyền lực cho nhà lãnh đạo", ông Kim Yong Hyun, một giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Dongguk ở Seoul cho biết.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã lên nắm quyền kể từ sau cái chết đột ngột của người cha Kim Jong Il vào cuối năm 2011, đây là hình thức kế thừa quyền lực đặc trưng của Triều Tiên kể từ khi thành lập cho đến nay.

Mỗi người dân Triều Tiên được dạy về lòng trung thành, sự cam kết sẽ gắn bó với từng thế hệ của gia đình họ Kim – dòng họ đã điều hành đất nước kể từ khi thành lập vào năm 1948.

Ngoài ra, đoạn mở đầu của các quy định mới nói rằng đất nước đã đạt được khả năng quân sự dựa trên vũ khí hạt nhân và rằng Triều Tiên đang ở trong quá trình phấn đấu cho kinh tế tự chủ. Miền Bắc đã tuyên bố mình là một cường quốc hạt nhân khi thay đổi Hiến pháp vào tháng Tư năm ngoái.

Liên quan đến những thay đổi, Bộ Thống nhất cho biết, việc sửa đổi gần đây là một phần của một quá trình tiếp tục cố gắng để chống đỡ các nhà lãnh đạo hiện tại.

"Động thái mới nhất của gương thay đổi đó đã được thể hiện trong Hiến pháp và các luật khác," của Seoul Bộ Thống nhất phát ngôn viên Kim Hyung-suk nói.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại