Tai nạn xảy ra tại phòng thí nghiệm ở Tokaimura, cách Tokyo 120km về phía đông bắc vào thứ năm tuần trước (23/5), khi đó có 55 người đang làm việc, theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (JAEA).
Khi tai nạn xảy ra, các nhà nghiên cứu đang thực hiện một thí nghiệm bắn chùm proton vào vàng, theo JAEA.
Bên trong phòng thí nghiệm xảy ra tai nạn.
Ban đầu JAEA cho biết có 6 nhà nghiên cứu bị phơi nhiễm phóng xạ. Sau đó, hôm chủ nhật, 26/5, cơ quan này cho biết có thêm 24 người bị nhiễm.
Hai người bị phơi nhiễm phóng xạ cao nhất là 1,7 millisievert (mSv), trong khi giới hạn phơi nhiễm hàng năm đối với công nhân tại các cơ sở hạt nhân của Nhật Bản là 50 mSv.
Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ bức xạ (ICRP) đề xuất giới hạn lượng mSv mỗi năm là 1 nhưng cho biết việc tiếp túc nhỏ hơn 100 mSv mỗi năm cũng không làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư.
Theo cơ quan này, bức xạ vô tình bị phát tán trong thời gian diễn ra thử nghiệm “do quá nóng vì một số vấn đề kỹ thuật”.
Sau đó, các chất phóng xạ bị phát tán ra bên ngoài do các công nhân bật quạt thông gió.
Phát ngôn viên của ICRP cho biết đáng lẽ ra các quạt thông gió không được phép bật, ông nói thêm: “Chúng tôi không biết tại sao họ lại bật quạt. Chúng tôi nghi ngờ một số công nhân liên quan đã gây ra quyết định sai lầm này”.
Vấn đề an toàn hạt nhân là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm ở Nhật Bản kể từ vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới trong vòng 25 năm qua tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng năm 2011.