Phớt lờ TQ, Kim Jong Un "buông lời có cánh" với Nga và Putin

Hải Võ |

Trang Đa Chiều cho hay, thời gian gần đây, Triều Tiên thường xuyên có động thái bày tỏ thiện chí với Nga và phớt lờ những cử chỉ đến từ Trung Quốc.

Triều Tiên ra sức ca ngợi quan hệ với Nga

Sau khi gửi điện mừng tới Tổng thống Vladimir Putin nhân Ngày nước Nga (12/6), báo đảng Triều Tiên gần đây tiếp tục đăng tải bài viết kỷ niệm 15 năm chuyến thăm đầu tiên của ông Putin tới nước này và bày tỏ hy vọng phát triển quan hệ hữu hảo với Nga.

Theo đó, tờ Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên hôm 19/7 viết: "Triều Tiên và Nga là các nước láng giềng có mối quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời."

Rodong cũng khẳng định việc "thúc đẩy và phát triển quan hệ song phương" là sự thể hiện ý chí kiên định của nhân dân 2 nước.

Chỉ 2 tháng sau khi đắc cử nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của mình vào tháng 5/2000, ông Putin đã thực hiện chuyến thăm chính thức CHDCND Triều Tiên và có cuộc gặp mặt với nhà lãnh đạo Kim Jong Il.

Nga-Triều sau đó đã ra tuyên bố chung về nguyên tắc phát triển quan hệ song phương.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) được lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il đón tiếp tại Bình Nhưỡng vào năm 2000. Ảnh: AP

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) được lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il đón tiếp tại Bình Nhưỡng vào năm 2000. Ảnh: AP

Trong điện mừng gửi Tổng thống Nga hôm 12/6, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ca ngợi nước Nga dưới sự lãnh đạo của ông Putin "đạt được những thành tựu và tiến bộ lớn lao trong đời sống chính trị-xã hội, kinh tế, quốc phòng..., bảo vệ được lợi ích và tôn nghiêm quốc gia".

Kim Jong Un tuyên bố 2015 là "năm hữu nghị của Triều Tiên và Nga", đồng thời "tin tưởng sâu sắc" rằng quan hệ song phương sẽ "mở rộng và bước lên mộ tầm cao mới".

Quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Moscow tưởng như đã có đôi chút sứt mẻ hồi tháng 5 khi ông Bình Nhưỡng bất ngờ phủ nhận việc ông Kim tới lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga, bất chấp các quan chức song phương nhiều lần khẳng định điều ngược lại.

Tuy nhiên, Điện Kremlin đã thông báo trong tháng 6 rằng Tổng thống Putin có kế hoạch tới thành phố Khabarovsk ở vùng Viễn Đông để dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Hồng quân Liên Xô xuất quân tham chiến ở Triều Tiên và Trung Quốc trong Thế chiến II.

Đáng chú ý, trong lịch trình hoạt động của ông Putin tại Khabarovsk, ông Kim Jong Un đã được mời tham gia nghi thức đặt bia kỷ niệm Lữ đoàn 88 - đơn vị bộ đội của lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành. Có thể 2 ông Kim-Putin sẽ có cuộc gặp mặt lần đầu tiên tại đây.

Để Kim Jong Un gặp Putin trước Tập Cận Bình sẽ là thất bại ngoại giao của Trung Quốc?

Để Kim Jong Un gặp Putin trước Tập Cận Bình sẽ là thất bại ngoại giao của Trung Quốc?

Trung Quốc bị phớt lờ

Bài báo "ngợi ca hết lời" quan hệ Nga-Triều dường như không có gì đáng nói nếu nó không rơi vào đúng thời điểm vô cùng nhạy cảm trong mối quan hệ Triều Tiên-Trung Quốc.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã đi xuống kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, và "đóng băng" từ cuối năm 2013 đến nay.

Tuy nhiên, chuyến thị sát của chủ tịch Trung Quốc đến sát biên giới Trung-Triều những ngày vừa qua được cho là dấu hiệu Bắc Kinh đang có ý định "làm hòa" với Bình Nhưỡng.

Ông Tập đã đặc biệt dành thời gian trong chuyến công tác của mình hôm 16/7 để tới thăm một viện bảo tàng trưng bày về cuộc chiến tranh kháng Nhật của người dân tộc thiểu số Triều Tiên (Trung Quốc) trong quá khứ.

Giới quan sát đánh giá các động thái của Tập Cận Bình có thể xem như một cử chỉ thiện chí gián tiếp tới Triều Tiên, với hy vọng ông Kim Jong Un sẽ nhanh chóng xác nhận việc tham gia lễ duyệt binh ngày 3/9 tới ở Bắc Kinh.

Trung Quốc đau đầu vì Triều Tiên xoay trục sang Nga?

Trung Quốc "đau đầu" vì Triều Tiên "xoay trục" sang Nga.

Thế nhưng, sự phớt lờ hoàn toàn của chính phủ Triều Tiên đối với các biểu hiện của Bắc Kinh, trong khi vẫn dùng những lời có cánh để "ve vãn" Nga đủ khiến Trung Quốc phải lo lắng và thay đổi cách nhìn với nước này.

Có thể, Kim Jong Un cũng muốn "nhắc nhở" Tập Cận Bình rằng, thời kỳ Bình Nhưỡng "ngoan ngoãn" hợp tác theo những định hướng của Bắc Kinh đã qua rồi, và Trung Quốc cần "thành ý" hơn nữa mới mong thay đổi được thái độ của nhà lãnh đạo trẻ này.

Thực tế là, trong vị thế một quốc gia đã bị phương Tây cô lập từ lâu, Bình Nhưỡng "có ít thứ để mất" hơn nhiều so với Trung Quốc.

Bắc Kinh vốn đang bị Mỹ/đồng minh cùng dư luận quốc tế cô lập ở châu Á-Thái Bình Dương bởi sự bành trướng ngang ngược, và cũng muốn "tìm chỗ đứng" trong trật tự thế giới mới thông qua lễ duyệt binh sắp tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại