Người Trung Quốc 'tâm khẩu bất đồng'

Bá Dương (Nguyễn Hồi Thủ dịch) |

Nhà văn, nhà báo, sử gia Bá Dương đã châm biếm sâu cay thói "nghĩ một đằng nói một nẻo" vốn đã ăn sâu vào người Trung Quốc suốt nhiều thế hệ.

Nói chuyện với người Trung Quốc anh phải biết quan sát sắc mặt, điệu bộ, cử chỉ, phải biết quanh co úp mở. Hỏi người nào: "Anh ăn cơm chưa?", anh sẽ nghe người đó đáp "Tôi ăn rồi!" nhưng kì thực anh ta chưa ăn, cứ để ý nghe thì thấy bụng anh ta hiện đang sôi lên sùng sục.

Lại nói ví dụ về chuyện tuyển cử. Nếu là người phương Tây thì tác phong như sau: "Tôi cảm thấy tôi có khả năng giữ chức vụ đó, xin mọi người hãy bầu cho tôi!".

Còn người Trung Quốc sẽ xử sự như Gia Cát Lượng lúc Lưu Bị tới cầu hiền (tam cố thảo lư). Nghĩa là nếu được mời, anh ta sẽ năm lần bảy lượt từ chối, nào là "Không được đâu! Tôi làm gì có đủ tư cách!". Kỳ thực, nếu anh tưởng thật mà đi mời người khác thì anh ta sẽ hận anh suốt đời.

Chẳng khác nào nếu anh mời tôi diễn giảng, tôi sẽ nói: "Không được đâu, tôi chẳng quen nói chuyện trước công chúng!". Nhưng nếu anh thật sự không mời tôi nữa, sau này nếu nhỡ lại gặp nhau ở Đài Bắc, có thể tôi sẽ phang cho anh một cục gạch vào đầu.

Một dân tộc hành xử theo kiểu này không biết đến bao giờ mới có thể sửa đổi được lầm lỗi của mình; Họ sẽ còn phải dùng mười cái lỗi khác để khỏa lấp cái lỗi đầu tiên, rồi lại dùng thêm trăm cái khác để che đậy mười cái kia thôi.

Có lần tôi đến một trường đại học ở Đài Trung để thăm một vị giáo sư người Anh. Một anh bạn tôi cũng dạy cùng đại học đó chợt đến. Thấy tôi, anh nói: "Tối nay đến đằng tôi ăn cơm". Tôi đáp: "Xin lỗi, tôi còn có hẹn". Anh bảo: "Không được, nhất định phải đến". Tôi trả lời: "Được rồi, ta bàn sau". Anh lại bảo: "Nhất định phải đến đấy, xin chào!". Giữa người Trung Quốc với nhau chúng tôi hiểu rõ tâm lý của nhau. Nhưng người Tây phương lại hoàn toàn mù tịt.

Đến lúc làm việc xong, khoảng giờ cơm tối, tôi bảo: "Thôi, tôi phải về đây!." Người giáo sư Anh nói: "Ê! vừa rồi chẳng phải anh vừa hẹn với anh kia sao? Anh phải tới nhà anh ta chứ!".

Tôi bảo: "Làm gì có chuyện ấy? ". Ông giáo sư nói: "Anh ấy nhất định là đã làm cơm chờ anh đấy!". Người nước ngoài thật khó mà biết được cái kiểu "tâm khẩu bất đồng" này của người Trung Quốc.

Tình trạng nói trên khiến người Trung Quốc ngay từ thủa lọt lòng đã rất khốn khổ. Bởi vì mỗi ngày đều phải tìm hiểu ý tứ người khác. Nếu là bạn bè đồng lứa thì còn đỡ, nhưng nếu phải tiếp cận với những kẻ quyền thế, quan trên, kẻ có tiền, anh sẽ phải từng giây từng phút khổ công tìm hiểu đến nơi đến chốn, xem họ nghĩ gì. Cái việc này là một sự lãng phí tinh thần kinh khủng.

(Còn nữa...)

Xem thêm Video Người đàn ông Trung Quốc ngang nhiên đánh chét người giữa phố

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại