Quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh chìm trong 5 tấn rác thải chỉ sau một buổi kéo cờ sáng sớm trong dịp nghỉ lễ ngày Quốc Khánh, di tích Viên Minh Viên ngập tràn tên người được khắc trên các cổ vật cùng vỏ và hạt qua quả từ trên đỉnh rơi xuống đầu những người leo núi.. chi là số ít trong những "thành tích bất hảo" của du khách Trung Quốc.
Rác thải tại quảng trường Thiên An Môn sau một lễ kéo cờ.
Không ít trong số những sự việc này bắt nguồn từ chính sự bất lực ở khâu tổ chức và quản lý của nhà chức trách. Điển hình là vụ hàng chục người lao vào ẩu đả vì tranh chỗ tại một buổi biểu diễn quá tải ở Quý Châu trong sự hò reo, cổ vũ của hàng nghìn người khác, hay vụ hàng nghìn khách ở Cửu Trại Câu vây hãm đòi trả lại vé vì ban tổ chức không thể phục vụ nổi số lướng lớn du khách, nhưng vẫn "ham kiếm lời".
Trong khi đó, lượng khách du lịch đổ dồn về các khu vui chơi đã khiến các nhà quản lý tỏ ra bị động và khốn đốn.
Hình ảnh du khách Trung Quốc sờ ngực tượng Bà La Sát gây phản cảm.
Trong dịp này, các trang mạng Trung Quốc cũng không ngừng đăng tải những "bằng chứng" về văn hóa thấp kém của du khách nước này. Việc du khách lợi dụng tắc đường, tràn xuống các vườn trồng bí đao của người dân, nhiệt tình tranh cướp, hay hành động sờ ngực tượng Bà La Sát ở Hỏa Diệm Sơn đã gây ra làn sóng chỉ trích, giễu cợt của cư dân mạng.
Không chỉ trong nước, người dân Trung Quốc còn thậm chí còn “đại náo” các địa danh du lịch nổi tiếng ở nước ngoài.
Một đoàn khách Trung Quốc đã gây gổ với quản lý nhà hàng trên du thuyền vì đòi “ghép bàn” chứ nhất định không ăn theo kiểu buffet trên tàu. Sau nhiều giờ tranh cãi, nhà hàng đã xếp riêng đoàn này ra một khu đặc biệt để họ có thể ngồi cùng bàn ăn với nhau theo đúng yêu cầu.
Lượng khách Trung Quốc tới Hàn Quốc đông kỉ lục trong dịp này đã gây này đã có kéo theo nhiều sự việc "đau đầu" đối với chính quyền nước sở tại.
Hướng dẫn viên du lịch Hàn Quốc đã phải lắc đầu ngao ngán khi rất nhiều người Trung Quốc đã ngang nhiên đi thẳng giày dép vào di tích 500 năm tuổi Gyeongbokgung, chen lấn và trèo qua rào để chụp ảnh những nơi có biển cấm rồi trở ra với vô số lời chê bai rằng "nó không bằng Tử Cấm Thành".
Những chiếc chiếu cói Tatami trong các gian phòng cổ của Nhật Bản, vốn là nơi lịch sự và sạch sẽ, cũng chịu "số phận" tương tự, khi người Trung Quốc thản nhiên in dấu giày lên đó. Đường phố Nhật Bản những ngày này cũng bỗng nhiên tràn lan tiếng ồn của những người Trung Quốc, vốn có thói quen “ăn to nói lớn” bất kể đang ở đâu.
Chính quyền Trung Quốc mới đây đã phải ban hành quyển “cẩm nang văn minh du lịch” cho người dân nước mình khi họ xuất cảnh. Nhưng xem ra những thứ trên giấy tờ này vẫn vô dụng, khi những thói quen của người dân nước này đã hằn sâu vào tính cách mà theo lời những chuyên gia, cần “mạnh tay giáo dục” mới có hy vọng sửa đổi được.