Mỹ phải mơ giấc mơ gì để bảo toàn sức mạnh tương lai trước TQ?

My Lan |

Học giả người Nhật Yoichi Funabashi cho rằng thách thức từ Trung Quốc với Mỹ đã tăng gấp đôi, và vì thế cần phải có chiến lược nếu muốn bảo toàn vị thế lãnh đạo của mình.

Ông Yoichi Funabashi, Chủ tịch Quỹ Sáng kiến tái thiết Nhật Bản cho rằng, "tương lai của quyền lực Mỹ nằm ở cuộc chơi tái cân bằng chiến lược về lâu dài - cả ở quê nhà lẫn khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, trong đó Trung Quốc là đối thủ chính mà Mỹ cần chế ngự.

"Thách thức từ Trung Quốc đã tăng gấp đôi. Một Trung Quốc trỗi dậy là đối thủ đối với sức mạnh Mỹ và là mối đe dọa tiềm tàng tới trật tự thế giới để rồi từ đó, Trung Quốc lại được hưởng lợi.

Nếu Bắc Kinh tìm cách phá hoại trật tự hiện có và thiết lập một hệ thống thay thế dựa trên tầm nhìn chiến lược riêng của mình, thì các nguyên tắc được sử dụng để định hình hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại châu Á - Thái Bình Dương có nguy cơ sẽ bị lật ngược lại".

Học giả người Nhật cho rằng, mặc dù Mỹ đã xác định tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí là đã thực hiện chiến lược "tái cân bằng" ở khu vực này, song dường như đường lối chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn chưa tương xứng.

"Điều mà Mỹ thiếu, nhưng lại cần kíp nhất lúc này là một giấc mơ châu Á - Thái Bình Dương để đối chọi lại với "Giấc mơ Trung Hoa" của Trung Quốc".

Học giả Nhật Bản
Yoichi Funabashi
Mặc dù với vị thế mới của mình, Trung Quốc đang là ứng cử viên tiềm năng nhất để chế ngự sức mạnh của Mỹ, khi mà chính sách ngăn chặn từ thời Chiến tranh Lạnh đã không còn khả thi.

Ông Funabashi đã chỉ ra những điều mà Mỹ cần làm để thực hiện được chiến lược của mình.

Đầu tiên, Mỹ cần phải học hỏi sự thành công của Nhật Bản và Đức trong việc tái hội nhập vào trật tự thế giới sau chiến tranh.

Thứ hai, Mỹ cần kết nối các quốc gia trong khu vực như Myanmar, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam trở thành khối các nước có chung lợi ích, cùng với đó là thắt chặt quan hệ hơn với các đồng minh của mình trong khu vực là Úc, Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Đối với riêng Bắc Kinh, những sự hợp tác mang tính xây dựng, tránh căng thẳng cũng cần được Washington coi là một trong các mục tiêu chính.

Cùng với đó, theo học giả Funabaki, Washington cần phải tiếp tục giảm sự phụ thuộc, vốn còn đang khá lớn vào Bắc Kinh, bởi hiện nay, Trung Quốc đang là một trong các đối tác thương mại lớn nhất và cũng là chủ nợ lớn của Mỹ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại