Đằng sau "cơn lốc" ngoại giao ở Đông Bắc Á

Nhiều người đang đặt câu hỏi là có sự liên kết lại ở Đông Bắc Á sau những sự kiện tuần này?

Có một loạt hoạt động ngoại giao diễn ra ở Đông Bắc Á tuần này, trong đó những sự kiện không thể không gây chú ý là việc ông Tập Cận Bình gặp bà Park Geun-Hye ở Seoul, Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên dường như tiến đến gần nhau hơn trong việc giải quyết tranh cãi kéo dài về người Nhật bị bắt cóc. Động thái giảm một số trừng phạt áp đặt lên Triều Tiên của Nhật là một cử chỉ đáp trả những thiện chí của Bình Nhưỡng trong các cuộc đàm phán về số phận những người Nhật bị bắt cóc. Trong khi đó, Nhật Bản vừa công bố một nghị quyết về quyền phòng vệ tập thể, một sự chuyển hướng làm sâu thêm sự xa cách của chính phủ Abe với Trung Nam Hải và Nhà Xanh. Nhiều người đang đặt câu hỏi là có sự liên kết lại ở Đông Bắc Á sau những sự kiện tuần này?

Tạp chí Ngoại giao Nhật Bản The Diplomat nêu ra ba khuynh hướng: 1) Trung Quốc rời xa Bình Nhưỡng và hướng tới Seoul; 2) Nhật Bản đang giành được ảnh hưởng ở Triều Tiên, lấp vào khoảng trống trước đó Trung Quốc chiếm giữ; 3) Hàn Quốc sẽ cùng Trung Quốc chống lại Nhật Bản.

Những phát biểu ngoại giao hùng hồn, đặc biệt giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, đã được hâm nóng. Qui Guohong, đại sứ Trung Quốc ở Seoul, đã tuyên bố rằng chuyến viếng thăm của ông Tập đã được thiết lập để trở thành “cột mốc quan trọng nhất” trong lịch sử ngoại giao song phương của hai nước - một tuyên bố rất trang trọng dù so sánh bởi bất kỳ tiêu chuẩn nào.

Cũng giống như vậy, một thành công ngoại giao tương đối của Nhật với Triều Tiên về vấn đề người bị bắt cóc cho thấy một cái gì đó đang ấp ủ giữa Tokyo và Bình Nhưỡng.

Về khuynh hướng thứ nhất, The Diplomat cho rằng phải có bằng chứng thuyết phục rằng Trung Quốc đang quan tâm đến việc theo đuổi một chính sách ngoại giao tổng bằng 0 trên bán đảo Triều Tiên. Điều này có nghĩa là những gì Bắc Kinh mất về ảnh hưởng với Bình Nhưỡng phải được bù lại ở miền nam. Trong khi các quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc đã được thừa nhận là không ở mức tuyệt vời kể từ khi ông Tập lên nắm quyền, có ít bằng chứng cho thấy Bắc Kinh muốn từ bỏ ảnh hưởng lịch sử của mình ở Bình Nhưỡng.

Đối với khuynh hướng thứ hai, những thành công ngoại giao của Tokyo về vấn đề người bị bắt cóc có nhiều việc để làm với chương trình nghị sự ngoại giao của ông Shinzo Abe hơn việc lập lại tình hữu nghị chiến lược rộng lớn giữa hai nước. Quyết định của Nhật giảm bớt một số cấm vận Triều Tiên không cho thấy rằng hai nước gần gũi nhau làm việc ở bất kỳ đâu về những vấn đề khác hay rằng Tokyo có một chút ít ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng. Bất chấp chính sách kinh tế được ưa chuộng của mình, ông Abe đối mặt với sự phản đối mạnh từ công chúng Nhật về quyết định gần đây của ông về việc diễn giải lại hiến pháp để cho phép phòng vệ tập thể. Tiến triển trên vấn đề người bị bắt cóc với Triều Tiên là một cách thích hợp để ông Abe bù đắp lại một số vốn liếng chính trị khi nói đến quan hệ đối ngoại của Nhật Bản.

Về khuynh hướng thứ ba - Hàn Quốc và Trung Quốc có thể lôi kéo nhau cùng chống lại Nhật Bản - có lẽ khó xảy ra nhất. Cho dù cả hai bên đều ngờ vực ý định của ông Abe, nhưng hai nước đã bày tỏ sự không hài lòng của họ đối với các chính sách của Nhật một cách độc lập. Cùng thời điểm này, trong khi các quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul tương đối tốt đẹp, có nhiều lý do để Hàn Quốc vẫn giữ thái độ cảnh giác với Trung Quốc...

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại