Cuộc đời cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu qua ảnh

My Lan |

Ông Lý Quang Diệu từng lọt vào top 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới của TIME. Không chỉ có tiếng nói quan trọng trong nước, ông còn được các chính trị gia thế giới nể phục.

Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923 trong một gia đình người Hoa khá giả. Gia đình ông đã đi cư từ tỉnh Quảng Đông tới Singapore từ thế kỉ thứ 19, khi đó, Singapore còn là thuộc địa của Anh với tên gọi Các khu định cư Eo biển. Trong ảnh: Ông Lý (áo đen) cùng cha mẹ và các anh chị em.

Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923 trong một gia đình người Hoa khá giả. Gia đình ông đã di cư từ tỉnh Quảng Đông tới Singapore từ thế kỉ thứ 19, khi đó, Singapore còn là thuộc địa của Anh với tên gọi "Các khu định cư Eo biển". Trong ảnh: Ông Lý (áo đen) cùng cha mẹ và các anh chị em.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, ông sang Anh theo luật tại Đại học Fitzwilliam và Đại học Cambridge.

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc, ông sang Anh theo học ngành luật tại Đại học Fitzwilliam và Đại học Cambridge. Ảnh chụp năm 1946 tại Đại học Fitzwilliam.

Mặc dù tìm được công việc liên quan tới ngành luật ở Anh, song năm 1950, ông Lý quyết định trở về Singapore và hành nghề luật sư ở Laycock &và Ong, một công ty luật của John Laycock, người đi tiên phong trong các hoạt động đa chủng tộc. Ông cũng bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình trong vai trò nhân viên vận động bầu cử cho ông Laycock và đảng Tiến bộ của này trong cuộc bầu cử hội đồng lập pháp năm 1951. 

Mặc dù tìm được việc ở Anh, song ông Lý quyết định quay về nước và hành nghề luật sư. Cũng từ đây, ông bắt đầu con đường chính trị với vai trò nhân viên vận động bầu cử của đảng Tiến bộ trong cuộc bầu cử hội đồng lập pháp năm 1951. 

Sau khi quay trở về nước, Lý Quang Diệu kết hôn với bà Kha Ngọc Chi vào ngày 30/9/1950.

Ông Lý Quang Diệu kết hôn với bà Kha Ngọc Chi vào ngày 30/9/1950 tại Singapore.

Ông Lý Quang Diệu bắt đầu nổi danh vì đứng về phía công nhân trong cuộc chiến chống lại sự đối xử bất công của chính quyền thực dân Anh. Bức ảnh chụp ngày 11/4/1953, khi ông Lý, 29 tuổi, được trao vòng hoa vì đã đứng lên, đại diện cho công nhân viên bưu chính, giúp họ giành lại được 28 tháng tiền lương bị nợ. 

Ông Lý Quang Diệu bắt đầu nổi danh vì đứng về phía công nhân trong cuộc chiến chống lại sự đối xử bất công của chính quyền thực dân Anh. Bức ảnh chụp ngày 11/4/1953, khi ông Lý được trao vòng hoa khi làm đại diện pháp lý cho công nhân viên bưu chính, giúp họ giành lại 28 tháng tiền lương bị nợ. 

Năm 1954, ông Lý Quang Diệu cùng một nhóm bạn của mình thành lập đảng Hành động Nhân dân (PAP), khi đó là đảng đối lập. Ông nắm giữ vị trí Tổng thư ký của Đảng.

Năm 1954, ông Lý Quang Diệu cùng một nhóm bạn thành lập đảng Hành động Nhân dân (PAP). Ông nắm giữ vị trí Tổng thư ký của Đảng.

Ông trở thành nhà lãnh đạo phe đối lập, chống lại chính phủ liên hiệp dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Lao động của David Saul Marshall.
 Ông cũng là một trong số hai đại diện của PAP đến tham dự những cuộc 
thương thảo về hiến pháp tổ chức tại Luân Đôn; cuộc thương thảo lần thứ 
nhất đặt dưới sự hướng dẫn của Marshall, lần thứ hai của Lim Yew Hock.

Ông Lý, một trong những đại diện đảng PAP trở về từ cuộc thương thảo về hiến pháp ở London năm 1957. Khi đó, ông đang làm lãnh đạo đảng đối lập và phải đương đầu với nhiều đối thủ chính trị trong lẫn ngoài đảng PAP.

Ông Lý Quang Diệu trong quá trình vận động tranh cử của đảng PAP. Sau khi Singapore giành quyền tự trị từ tay người Anh, năm 1959, ông Lý Quang Diệu đã chiến thắng trong cuộc bầu cử toàn quốc và trở thành thủ tướng đầu tiên của nước này.

Ông Lý Quang Diệu trong thời gian vận động tranh cử của đảng PAP năm 1959. Sau khi Singapore giành quyền tự trị từ tay người Anh vào năm này, ông Lý Quang Diệu đã chiến thắng trong cuộc bầu cử toàn quốc và trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore.

Ông Lý đi thị sát các khu nhà chung cư ở Singapore năm 1959. Nhà ở, cùng với giáo dục và công ăn việc làm là các vấn đề xã hội tồn tại ở Singapore sau khi độc lập khỏi Anh.

Ông Lý đi thị sát các khu nhà chung cư ở Singapore năm 1959. Nhà ở, cùng với giáo dục và công ăn việc làm là các vấn đề xã hội tồn tại ở Singapore sau khi độc lập khỏi Anh.

Ông Lý Quang Diệu (trái) và Tunku Abduhl Rahman trở về từ cuộc đàm phán thành lập Liên bang Malaysia năm 1962 ở Londra. 

Ông Lý Quang Diệu (trái) và Thủ tướng đầu tiên của Malaysia Tunku Abduhl Rahman trở về từ cuộc đàm phán thành lập Liên bang Malaysia năm 1962. Một năm sau đó, Singapore trở thành một phần của Liên bang Malaysia.

Ông Lý Quang Diệu trong Hội nghị Thống nhất Malaysia tổ chức tháng 6/1965

Ông Lý Quang Diệu trong Hội nghị Thống nhất Malaysia tổ chức tháng 6/1965, trong tình hình quan hệ giữa người Hoa ở Singapore và người Malaysia ngày càng căng thẳng, Singapore đứng trước nguy cơ bị trục xuất khỏi Liên bang Malaysia.

Thủ tướng Lý Quang Diệu chính thức tuyên bố Singapore ly khai khỏi Liên bang Malaysia, trở thành quốc gia độc lập. Việc này khi đó đã khiến ông Lý vô cùng suy sụp. Ông thậm chí đã mất ngủ và ngã bệnh vì lo cho sự tồn vong của Singapore.

Thủ tướng Lý Quang Diệu chính thức tuyên bố Singapore ly khai khỏi Liên bang Malaysia, trở thành quốc gia độc lập. Việc này khi đó đã khiến ông Lý vô cùng suy sụp. Ông thậm chí đã mất ngủ và ngã bệnh vì lo cho sự tồn vong của Singapore.

Ông Lý Quang Diệu nói chuyện với những người địa phương trong một chuyến thị sát năm 1963. 

Kể từ 1965, ông Lý liên tiếp thực hiện các cải cách trong nước. Trong ảnh: Ông Lý Quang Diệu nói chuyện với những người địa phương trong một chuyến thị sát năm 1963. 

Ông Lý Quang Diệu cùng con gái lắng nghe tâm sự nghề nghiệp của một công nhân tại khu công nghiệp Jurong.

Ông Lý Quang Diệu cùng con gái lắng nghe tâm sự nghề nghiệp của một công nhân tại khu công nghiệp Jurong.

Gia đình ông Lý Quang Diệu tại sông Singapore

Ông Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi có với nhau 3 người con: 2 trai, 1 gái.

Then
 Prime Minister Lee Kuan Yew and Foreign Minister S. Rajaratnam (right) 
meeting Mao Zedong (third from right) in China in May 1976, with (from 
left) Chinese Foreign MinisterQiao Kuanhua and Premier Hua Guofeng. Mr 
Hua told PM Lee China encouraged overseas Chinese to take up the 
nationality of their country of residence and said China would not 
interfere in Singapore’s internal affairs and how it dealt with the 
communists there. The man next to Mao is an interpreter.

Ông Lý đã nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao giữa Singapore với các quốc gia. Trong ảnh: Ông Lý Quang Diệu gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Mao Trạch Đông ở Trung Quốc năm 1976.

Ông Lý và vợ rạng rõ trong chuyến thăm Brunei, bất chấp thời tiết mưa bão.

Ông Lý và vợ rạng rỡ trong chuyến thăm Brunei, bất chấp thời tiết mưa bão năm 1986.

Ông Lý Quang DIệu vẫy tay chào người dân trong cuộc bầu cử năm 1988. 

Ông Lý Quang DIệu vẫy tay chào các cử tri trong cuộc bầu cử năm 1988.

Sau khi quyết định về hưu và trao ghế thủ tướng cho ông Ngô Tác Đống vào tháng 11/1990, ông Lý lui về vị trí cố vấn.Trong ảnh: Ông Lý tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng cấp cao năm 1990

Sau khi quyết định về hưu và trao ghế thủ tướng cho ông Ngô Tác Đống vào tháng 11/1990, ông Lý lui về vị trí cố vấn.Trong ảnh: Ông Lý tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng cấp cao năm 1990

Một số thành viên trong gia tộc họ Lý hiện đang nắm giữ những vị trí quan trọng ở Singapore, trong đó, con trai của của ông, Lý Hiển Long, đang là thủ tướng đời thứ 3 của Singapore.

Một số thành viên trong gia tộc họ Lý hiện đang nắm giữ những vị trí quan trọng ở Singapore, trong đó, con trai của của ông, Lý Hiển Long, đang là thủ tướng đời thứ 3 của Singapore.

Năm 2004, khi con trai cả của ông, Lý Hiển Long lên làm thủ tướng, ông Lý Quang Diệu đảm nhiệm chức Bộ trưởng Cố vấn, chức vụ được kiến tạo dành riêng cho ông.

Năm 2004, khi con trai cả của ông, Lý Hiển Long lên làm thủ tướng, ông Lý Quang Diệu đảm nhiệm chức Bộ trưởng Cố vấn, chức vụ được kiến tạo dành riêng cho ông. Trong ảnh: Ông Lý ngồi tại văn phòng của mình.

Năm 2009, ông Lý được Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev trao tặng huân chương danh dự.

Năm 2009, ông Lý được Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev trao tặng huân chương danh dự.

Ông Lý trong cuộc gặp với Tổng thống Obama.

Ông Lý trong cuộc gặp với Tổng thống Obama.

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp ông Lý Quang Diệu.

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp ông Lý Quang Diệu.

Ông Lý Quang Diệu trong ngày kỉ niệm 50 năm Singapore giành độc lập hoàn toàn từ Anh (năm 2013).

Ông Lý Quang Diệu trong ngày kỉ niệm 50 năm Singapore giành độc lập hoàn toàn từ Anh (năm 2013).

Các thành viên chính phủ Singapore tổ chức sinh nhật lần thứ 90 cho ông Lý Quang Diệu.

Các thành viên chính phủ Singapore tổ chức sinh nhật lần thứ 90 cho ông Lý Quang Diệu.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại