"Chiến tranh Việt Nam" đã thay đổi nước Mỹ ra sao?

Phạm Khánh |

CNN vừa đăng tải câu chuyện của ông Rudy de Leon, một Phó Chủ tịch An ninh quốc gia tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ đồng thời là Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ về cách Chiến tranh Việt Nam thay đổi nước Mỹ.

Sau đây là câu chuyện của ông Rudy de Leon:

Năm 1970, tôi mới 17 tuổi và đang học năm cuối trung học.

Trong những năm đầu của thập niên 1970, cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho tất cả người Mỹ vẫn tiếp tục; những động thái đầu tiên về bảo vệ môi trường đã được khởi xướng với Ngày trái đất; một lệnh cấm bán dầu mỏ sang Mỹ, Nhật và Tây Âu từ Trung Đông đã dẫn đến tình trạng khan hiếm dầu mỏ, đẩy giá lên cao vọt.

Tuy nhiên, vấn đề được bàn luận sôi nổi nhất ở nước Mỹ lại là làm thế nào để kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Đến cuối những năm 1970, Mỹ cố lấy lại vị thế và lý tưởng của mình đồng thời tìm cách khôi phục niềm tin trong công chúng vốn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc chiến kéo dài quá lâu và gây quá nhiều tổn thất ở Việt Nam.

Cuộc chiến này đã thay đổi nước Mỹ theo nhiều cách.

Rudy de Leon, một Phó Chủ tịch An ninh quốc gia tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ đồng thời là Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Rudy de Leon, một Phó Chủ tịch An ninh quốc gia tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ đồng thời là Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Theo ông Rudy deLeon, cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã dẫn tới 5 thay đổi lớn đối với nước Mỹ.

1. 18 tuổi được quyền bầu cử

Việc những thanh niên 18 tuổi phải thực hiện chế độ quân dịch nhưng không được bỏ phiếu bầu tổng thống đã gây lên những phản ứng mạnh mẽ từ cả Thượng viện và Hạ viện.

Đến năm 1971, Mỹ đã hạ độ tuổi bầu cử  từ 21 xuống 18 để những thanh niên đang tham chiến ở Việt Nam có tiếng nói trong bầu cử tổng thống.

2. Bỏ chế độ quân dịch

Nhận thấy người dân đã quá mệt mỏi với chiến tranh, trước cuộc bầu cử năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã bãi bỏ chế độ quân dịch và chuyển hẳn sang chế độ tình nguyện tòng quân.

Một thế hệ các lực lượng tình nguyện tòng quân đã giúp hình thành một quân đội Mỹ hiện đại và chuyên nghiệp như ngày hôm nay.

Trung tá Robert L Stirm được gia đình đón tại doanh trại ở California sau khi ông được trở về từ Việt Nam.

Trung tá Robert L Stirm được gia đình đón tại doanh trại ở California sau khi ông được trở về từ Việt Nam.

Hơn nữa, việc kết thúc chế độ quân dịch cũng là một dấu mốc quan trọng, góp phần nâng cao tình cảm của người dân với quân đội và giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người mẹ có con trai đến tuổi nhập ngũ.

3. Liên kết gia đình quân nhân

Gia đình các quân nhân đã liên kết thành lập Liên đoàn các gia đình tìm kiếm quân nhân Mỹ bị mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (POW/MIA).

POW/MIA thúc giục chính phủ Mỹ không được quên những quân nhân đã ngã xuống và tham gia cuộc chiến tranh này và đảm bảo rằng các thành viên của các Lực lượng vũ trang Mỹ sẽ luôn được tôn trọng vì những đóng góp của họ.

4. Chiến tranh: Bước vào thì dễ, thoát ra thì khó

Cuộc chiến tranh Việt Nam đã đem lại cho các nhà hoạch định chính sách an ninh quốc gia Mỹ một bài học vô cùng quý: Thoát khỏi một cuộc chiến sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc “bước chân” vào một cuộc chiến.

Ông Chuck Hagel cũng từng tham chiến ở Việt Nam. Ông nói, những người từng trải qua chiến tranh đều biết "không có vinh quang trong chiến tranh, chỉ có sự đau đớn”.

Ông Chuck Hagel cũng từng tham chiến ở Việt Nam. Ông nói, những người từng trải qua chiến tranh đều biết "không có vinh quang trong chiến tranh, chỉ có sự đau đớn”.

Dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, Lầu Năm Góc đã đưa ra một học thuyết về việc tham gia quân sự, trong đó yêu cầu phải có những mục tiêu chính sách rõ ràng, sự ủng hộ của công chúng trước khi tham gia và phải thiết kế trước một kế hoạch rút lui.

Tổng thống George H.W. Bush đã sử dụng nhiều điều của học thuyết này trong Cuộc chiến tranh Vùng vịnh 1991.

Ông đã ngừng các hoạt động quân sự và rút lui khi đã đạt được mục tiêu quân sự cốt lõi là giải phóng Kuwait.

5. Watergate, vụ bê bối rung chuyển nước Mỹ

Tổng thống Richard Nixon

Tổng thống Richard Nixon

Vụ Watergate đã làm rung chuyển nước Mỹ.

Vụ việc xảy ra vào thời điểm Chiến tranh Việt Nam khi chính quyền Nixon đã lạm dụng quyền lực để ngăn cản phong trào phản chiến và lực lượng chính trị đối lập là Đảng Dân chủ.

Ngày 17/6/1972, văn phòng của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate, Washington D.C bị đột nhập. Sau đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã phát hiện ra 5 kẻ đột nhập là các nhân vật thân cận của Tổng thống Richard Nixon.

Tuy nhiên, kết quả điều tra này đã bị Nhà Trắng gây áp lực để che đậy. Sau đó, hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post đã phanh phui sự việc trên mặt báo.

Ngày 9/8/1974, Tổng thống Richard Nixon buộc phải tuyên bố từ chức.

Những cải cách sau vụ bê bối này vẫn có tác động cho tới ngày hôm nay. Nhiều nhà phân tích nhận định, đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử chính trị nước Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại