Bất ngờ thả 19 con tin, IS đang suy tính gì?

Mai Linh |

Giữa hàng loạt các cuộc hành quyết man rợ của IS thì việc 19 tù nhân được thả dường như nằm ngoài dự đoán của nhiều người.

Ngày 1/3, IS bất ngờ thả 19 con tin Ki-tô giáo và tuyên bố kế hoạch thả thêm 10 con tin khác người Assyria đang bị lực lượng này giam giữ.

Theo Đài quan sát nhân quyền Syria ở London, gần như tất cả những con tin người Ki-tô giáo được thả đều nằm trong nhóm 220 người Assyria bị bắt trong các chiến dịch tấn công vào các ngôi làng phía bắc Syria.

Reuters dẫn lời ông Graeme Wood, giảng viên về khoa học chính trị tại Đại học Yale (Mỹ), cho rằng, với ông, thông tin này không quá bất ngờ, nó hoàn toàn phù hợp với kế hoạch của IS.

"Từ lâu, IS đã tuyên bố sẽ làm theo quy tắc, và các tòa án Sharia sẽ đặt ra các giới hạn.

Chúng có thể cố gắng để giành được sự tin tưởng bằng cách thể hiện rằng mình đang tuân theo các quy tắc và rằng chúng đang tiến hành nó một cách minh bạch".

Ông Osama Edward, người đứng đầu Mạng lưới Nhân quyền ở Assyria (Thụy Điển), cũng đồng quan điểm với chuyên gia Wood khi cho rằng, có khả năng IS đang cố gắng gây ấn tượng với người khác. "Đó là một dấu hiệu cho thấy 'chúng tôi đã sẵn sàng nói chuyện'".

Nhóm nhân quyền của ông này vẫn giữ liên lạc với những người dân địa phương thông qua điện thoại cũng như internet, và có một nhóm hoạt động ở Syria.

Theo ông Edward, người ra quyết định không phải là chỉ huy quân sự mà là một thẩm phán Sharia của IS.

Vị thẩm phán này đã hỏi những người đó rằng họ có phải là thành viên lực lượng phiến quân hay không.

Sau khi nhận được câu trả lời là "Không", ông đã tuyên bố họ không vi phạm luật Sharia và ra lệnh thả họ. Những người này đã trở về nhà an toàn.

Quyết định trên của toà án Sharia cho thấy sự đồng thuận của họ với các thủ lĩnh bộ tộc người Hồi giáo Sunni ở Syria - những người đã ra mặt đàm phán nhằm tìm sự tự do cho người Ki-tô giáo bị giam giữ.

Ông Edward dự đoán, có thể IS sẽ còn thả thêm các tù binh Ki-tô giáo nữa, miễn là họ công nhận IS là những người chủ mới của họ.

IS đang phải chịu không ít người Hồi giáo chỉ trích vì cách thực thi công lý bữa bãi của mình, đặc biệt là đối với dân thường.

Theo chuyên gia Wood, đó cũng là một trong những lý do khiến al-Qaeda từ chối thừa nhận nhóm này. Cũng vì vậy mà nó đã khiến IS mất đi những cơ hội nhận được sự hỗ trợ về tinh thần và tài chính.

Cũng chính điều này, theo Viện Chính sách Cận đông đã gây ra sự chia rẽ giữa nhóm này và al-Nusra, một nhóm thánh chiến ở Syria. Trong khi đó, các nhóm thánh chiến khác ở Syria thì cáo buộc IS không tuân theo các quyết định của toà án Sharia.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại