Quá trình điện hoá của cả thế giới đang phụ thuộc vào tương lai của một vùng đất xa xôi ở Canada, được gọi là Vành đai lửa.
Nằm bên dưới một khu rừng vân sam rộng lớn, đầm lầy và những dòng sông uốn khúc ở phía bắc Ontario, Vành đai lửa đang là nơi được các quan chức chính phủ và nhiều ngành công nghiệp để mắt tới. Nơi này chứa một trong những nguồn niken, đồng và coban quan trọng nhất, chưa từng được khai thác trên thế giới.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá này lại bị chôn vùi bên dưới một hệ sinh thái rộng lớn, gồm than bùn - nơi chứa nhiều carbon trên mỗi m2 hơn cả rừng nhiệt đới Amazon, và được gọi là “vùng đất mang lại hơi thở”. Nhóm ủng hộ các hoạt động bảo vệ khí hậu cho biết, việc khai thác có thể sẽ tạo ra nhiều khí thải nhà kính hơn so với lượng khí thải của Canada trong 1 năm và biến nơi này thành “bể chứa carbon” lớn nhất thế giới.
Các khu ngập nước quanh mỏ Eagle's Nest có diện tích tương đương nước Đức.
Do đó, một cuộc tranh luận về việc làm thế nào hoặc liệu có nên khai thác nguồn tài nguyên ở nơi này hay không đã nổ ra. Trong khi đó, Doug Ford, lãnh đạo tỉnh Ontario, nơi gần đây đã ký thoả thuận với các hãng sản xuất ô tô Volkswagen và Stellantis để chế tạo pin, cho biết: “Nếu phải tự mình leo lên máy ủi, chúng tôi sẽ bắt đầu xây đường đến Vành đai lửa ngay.”
Vành đai lửa được hình thành cách đây gần 3 tỷ năm, có diện tích hơn 490.000 ha. Các mảng kiến tạo trong quá trình dịch chuyển đã làm gây nứt khu vực này và tạo ra magma giàu khoáng chất khi núi lửa phun trào. Sau đó, một tảng băng tan lớn đã biến nơi này thành đầm lầy, bao phủ bởi những mỏ khoáng sản mà ước tính có giá trị hàng chục tỷ USD.
Năm 2007, các nhà thăm dò đã phát hiện ra các mỏ giàu niken, đồng và crom - loại khoáng chất chủ yếu được tìm thấy ở Nam Phi. Tuy nhiên, khu vực này chưa được tiếp cận nhiều do ở vị trí cao, không có lối vào bằng đường bộ.
Mẫu kim loại được lấy từ mỏ ở Vành đài lửa.
Do quá trình phát triển mỏ niken lớn nhất thế giới Eagle’s Nest chậm chạp, tỷ phú người Úc Andrew Forrest, đã mua lại công ty khai thác mỏ Noront Resources (Mỹ) với 500 triệu USD trong năm 2022 thông qua công ty khai thác mỏ của ông là Wyloo Metals.
Khu mỏ Eagle’s Nest nằm dưới một cái ao có độ dài hơn 250 m và ước tính chứa tới 20 triệu tấn quặng để tinh chế niken cùng các kim loại khác. Các kỹ sự dự định đào đường hầm sâu khoảng 1.600 m bên dưới đầm lầy than bùn xốp, tương đương hơn 3 toà nhà Empire State ở New York. Theo đề xuất, hoạt động này sẽ sử dụng năng lượng gió và mặt trời, cùng xe điện trong mỏ để giảm lượng khí thải.
Tuy nhiên, thứ đầu tiên Wyloo cần một con đường nối khu vực khai thác với sân bay gần nhất. Hiện tại, các công nhân đến Eagle’s Nest phải di chuyển bằng trực thăng. Khu vực ngập nước, rừng cây dương, linh sam và vân sam này rộng gần 650.000 ha, gần bằng nước Đức.
Khu trại của nhóm nghiên cứu thuộc Wyloo.
Các thiết bị nặng phục vụ công tác thăm dò và khai thác mỏ giờ chỉ có thể được vận chuyển bằng xe tải trên đường băng vào mùa đông, hoặc bằng máy bay chở hàng có thể hạ cánh trên hồ băng. Wyloo cho biết, các hoạt động này vẫn chưa hiệu quả cho đến khi họ bắt đầu sản xuất quặng.
Wyloo sau đó đã nỗ lực kết nối 2 cộng đồng dân bản địa gần Eagle’s Nest nhất và xây dựng tuyến đường dài khoảng 480 km nối khu mỏ với nơi các công đồng đó sinh sống, cùng hệ thống đường cao tốc chạy ngang Ontario.
Wyloo ước tính, cùng số lượng niken mà họ sở hữu ở Vành đai lửa, trữ lượng bạch kim, palladium, đồng và crom có thể trị giá 67 tỷ USD.
Trong bối cảnh hoạt động sản xuất xe điện đang nóng lên, nhu cầu với những kim loại này cũng tăng theo, đặc biệt là niken. Năm ngoái, tổng khối lượng sử dụng niken trên toàn cầu đạt 3,16 triệu tấn, theo Benchmark Mineral Intelligence. Đến năm 2035, lượng niken cần thiết để đáp ứng nhu cầu toàn cầu sẽ lên đến 6,20 triệu tấn.