Quốc gia Đông Nam Á này còn 5 triệu quả mìn, mất ít nhất 150 năm để dọn sạch, nhưng giờ đây đã được giúp sức bởi một loài vật

TAMMY |

Những chuyên gia bốn chân có thể dò mìn tại một khu vực bằng sân tennis trong vòng 30 phút trong khi một người sử dụng máy dò kim loại phải mất tới 4 ngày.

Lịch sử Campuchia từng trải qua nhiều thời kỳ chiến tranh, xung đột, tuy giờ đây quốc gia này đã thiết lập được nền hòa bình nhưng tình trạng ô nhiễm bom mìn (bom mìn còn lẫn nhiều trong đất đai) vẫn đang đe dọa tính mạng người dân.

Theo chính quyền Campuchia, vẫn còn khoảng 3-5 triệu quả mìn đang nằm lẩn khuất khắp nơi trên đất nước và sẽ mất ít nhất 150 năm để dọn sạch. Công việc rà phá bom mìn là vô cùng nguy hiểm, những sơ suất nhỏ nhất cũng có thể khiến các nhân viên bị thương tật suốt đời, thậm chí là mất mạng.

May mắn thay, quân đội Campuchia giờ đây đã được giúp sức bởi đội ngũ tình nguyện viên đặc biệt "lành nghề" và linh hoạt, đó là những chú chuột túi Gambia hay còn gọi là chuột túi khổng lồ Châu Phi (tên khoa học: Cricetomys gambianus).

Quốc gia Đông Nam Á này còn 5 triệu quả mìn, mất ít nhất 150 năm để dọn sạch, nhưng giờ đây đã được giúp sức bởi một loài vật - Ảnh 1.

Chuột túi Gambia thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn. Ảnh: Sohu

Các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu so sánh độ nhạy khứu giác giữa chuột túi Gambia, chó và mèo; kết quả cho thấy khả năng khứu giác của chúng không quá chênh lệch. Những chú chuột túi còn được đặc biệt phù hợp với nhiệm vụ này bởi trọng lượng mỗi con chỉ ở mức 200g, không đủ nặng để kích hoạt một quả bom nên không gặp nguy hiểm.

Khi di chuyển trên khu vực bãi bom mìn, những chú chuột túi Gambia được huấn luyện sẽ biết dừng lại ở địa điểm đánh hơi được chất nổ và báo cho người giám sát. Từ đó, các nhân viên ở phía sau sẽ chủ động đến gần và giải quyết quả bom, tốc độ rà phá cũng được đẩy nhanh hơn rất nhiều. 

Một chú chuột có thể dò mìn tại một khu vực bằng sân tennis trong vòng 30 phút trong khi một người sử dụng máy dò kim loại phải mất tới 4 ngày mới có thể làm xong công việc tương tự trong khu vực cùng diện tích.

Quốc gia Đông Nam Á này còn 5 triệu quả mìn, mất ít nhất 150 năm để dọn sạch, nhưng giờ đây đã được giúp sức bởi một loài vật - Ảnh 3.

Chú chuột dò mìn có tên Magawa là một thành viên xuất sắc trong đội dò mìn tại Campuchia. Ảnh: AP

Tháng 9/2020, một chú chuột dò mìn có tên Magawa tại Campuchia đã được tổ chức từ thiện chăm sóc động vật Anh PDSA trao huy chương vàng cho "sự can đảm cứu người và tận tụy với công việc" dò mìn. Trong vòng 7 năm, Magawa đã phát hiện 39 quả mìn và 28 vật liệu chưa nổ, làm sạch hơn 141.000 m2 đất ở Campuchia.

Phương pháp dò mìn bằng chuột túi Gambia hiện có thể được sử dụng ở nhiều quốc gia, với tiềm năng thay thế phương pháp dò mìn thủ công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần phải cân nhắc, bởi suy cho cùng, chuột túi Gambia vẫn là một loài ngoại lai, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho hệ sinh thái khu vực.

Bài viết tham khảo từ Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại