Từ lâu, nhiều người cho rằng, các bài kiểm tra trắc nghiệm IQ không phân biệt được chính xác cũng như nói lên trí thông minh thực sự của 1 người. Bởi vậy mà kết quả IQ không thực nói lên điều gì.
Bài kiểm tra IQ được cho là không đánh giá đúng trí thông minh của 1 người.
Mới đây, các chuyên gia thuộc ĐH Warwick đã công bố một phương pháp khác có thể làm tốt nhiệm vụ này - đó là đo MRI (cộng hưởng từ hạt nhân).
Theo đó, các chuyên gia cho rằng, phương pháp này sẽ xác định được chính xác và đo chỉ số thông minh của 1 người, từ đó dẫn đến việc lập trình trí thông minh nhân tạo AI căn bản theo cách mà nhà nghiên cứu muốn.
Giáo sư Jianfeng Feng của Đại học Warwick - người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Trí thông minh của con người là 1 chủ đề tranh luận sôi nổi từ bao lâu nay giữa các nhà khoa học.
Gần đây, kỹ thuật chụp ảnh não cho ta cơ hội để tiếp cận, hiểu đầy đủ hơn về trí tuệ của con người, từ đó giúp thiết lập cơ sở, chẩn đoán sự suy nhược, rối loạn tâm thần của con người như tâm thần phân liệt, trầm cảm...".
Cùng với đồng nghiệp, ông đã tiến hành thử nghiệm với hàng ngàn người, thuộc mọi lứa tuổi, các nền văn hóa, tín ngưỡng và từ mọi nơi trên thế giới.
Qua đó, chuyên gia đã xác định số lượng các chức năng động của não bộ, xác định thành phần trong não tương tác tại những thời điểm khác nhau, qua đó thấu hiểu cách làm việc của trí tuệ.
Giáo sư Jianfeng Feng nhận thấy, bộ não biến đổi nhiều hơn, nhiều bộ phận trong đó thường xuyên kết nối với nhau, thể hiện chỉ số IQ và sự sáng tạo rõ nét hơn ở 1 người.
Nhóm nghiên cứu tin rằng, điều này có thể giúp tạo ra cuộc đột phá lớn trong việc xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo AI.
Cùng với đó, phát hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho việc xây dựng mạng lưới thần kinh nhân tạo cao cấp, cùng khả năng học hỏi, phát triển, thích nghi... của một người.
Biết được gốc rễ của khuyết tật tâm thần, các chuyên gia từ đó sẽ có được phương pháp điều trị chính xác, gần gũi hơn, đưa ra hướng ngăn ngừa tái phát bệnh trong tương lai.
Nguồn: Dailymail