Đi qua những luân hồi kỳ lạ của vòng thời gian, Sapa hôm nay khoác lên mình một dung mạo tươi mới, nằm gọn bâng giữa núi rừng Tây Bắc.
Vẫn là một cổ trấn mù sương, nguyên bản và mộc mạc với nhà thờ cổ 100 năm, với đỉnh Fanxipan hùng vĩ, với núi Hàm Rồng lửng lơ mây trắng, với Cổng Trời thách thức thời không và với bản làng của các tộc người thiểu số...
Và với cả chị gái người Dao bán thổ cẩm nuôi đàn con thơ nheo nhóc, với những tiếng khóc trẻ thơ nằm nghe mẹ ơ hờ hát ru trên lưng, với những đứa bé người Mông má đỏ hồng, tay chân lem luốc đang chơi đùa dưới hàng cây samu cổ, với những cô cậu thanh niên nhỏ tuổi, đuổi bắt nhau, ca múa dưới ảnh lửa bập bùng vào những đêm lễ hội.
Sapa tuyệt vời là thế, nhưng trừ những cư dân sinh sống kiên cố ở đây qua nhiều thế hệ, ai biết gần 20 năm trước, Sapa ra sao, có ồn ào náo động cả một khoảng núi rừng như hôm nay hay là an nhiên, tĩnh tại giữa đại ngàn nghi ngút sương mây?
Nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe trong một chuyến đi tại Mỹ Sơn (Quảng Nam) đầu thập niên 90.
Để trả lời câu hỏi này, xin mượn những bức ảnh về cổ trấn Sapa thời thập niên 90 thế kỷ trước của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe – người đã dành tổng cộng 83 ngày ở Việt Nam, trải dài trong suốt 3 năm 1991, 1992, 1993 để ghi lại hơn 1.600 tấm ảnh về phong cảnh, đời sống con người Việt Nam ở cả ba miền đất nước.
Sapa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1.500 đến 1.650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sapa, có độ cao 2.228 mét.
Tên Sapa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức "bãi cát", do trước khi có thị trấn Sapa, nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ.
Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông.
Lối vào một bản làng ở Sapa năm 1992.
Thị trấn Sapa trước đây còn là một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa phương gọi là "hùng hồ", tức "suối đỏ".
Thời gian đầu đất nước mở cửa, mặc dù vẫn làm công việc lao động chân tay nhưng những cô gái ở vùng núi đồi Sapa này đã biết những cách làm đẹp tân thời như sử dụng lô quấn tóc.
Một cô gái với trang phục đặc thù của người Dao đỏ - một trong những tộc người thiểu số sinh sống tại vùng Sapa, Lào Cai.
Vẫn là hình ảnh quen thuộc đến tận ngày nay nhưng họ - những cô gái dân tộc này cũng còn nét gì đó rất "sơn nữ" trong thời gian đầu thập niên 90.
Cùng H'Mông, Dao, Tày, Xã Phó, Giáy cũng là một trong 5 tộc người thiểu số sinh sống tại Sapa từ rất lâu về trước.
Chợ phiên ngày đó không sặc sỡ các mặc hàng thổ cẩm như bây giờ, do người dân chỉ thực hiện việc trao đổi hàng hóa thiết yếu, chứ không buôn bán vật lưu niệm cho khách du lịch.
Một hình ảnh lem luốc nhưng đầy chất hoang sơ của núi rừng.
Hình ảnh hàng thịt tươi của Sapa năm 1992.
Một tốp chị em người Dao đỏ đang ngồi nghỉ chân, nói chuyện cười đùa rôm rả.
Một người phụ nữ dân tộc thiểu số với tay cầm dù, bàn chân trần xòe ngón đặc hữu người Giao Chỉ.
Hai người phụ nữ Giáy giữa buổi chợ phiên.
Bữa ăn vội trong giờ nghỉ trưa.
Dường như Sapa luôn là mảnh đất mù sương lành tính của những 6 tộc người anh em, bao gồm cả Kinh, từ xưa đến nay.
Vào những năm 1990, Sa Pa được tái thiết. Nhiều khách sạn, biệt thự mới được xây dựng. Mật độ phòng nghỉ tăng dần cùng với sụ phổ biến của cái tên Sapa với khách du lịch trong và ngoài nước.
Đã từng có một Sapa với những đôi chân trần vượt qua đại ngàn tìm đến, vì vui hơn chăng, vì tân thời nhất núi đồi Tây Bắc này chăng?
Những con dốc dài thẳng đứng, với bậc thang vô tư trải ngang sườn núi để chiếc gùi trên lưng chị em kia đỡ mỏi hơn chăng?
Nơi phố núi tỉnh xa, có một Sapa thơm mùi rừng, giữa rừng và sống nhờ rừng.
Những ánh nhìn và nụ cười mang đầy vẻ dè dặt nhưng hồn hậu của một Sapa xưa cũ.
Sau khi mở cửa, núi rừng Sapa trở thành một điểm đến hấp dẫn, người dân ở đây cũng ý thức hơn về tầm quan trọng của những con chữ.
Vẫn là một Sapa ồn ào náo nhiệt nhưng kiểu náo nhiệt núi rừng rất tách biệt với thế giới ngoài kia.
Những cuộc giao thương nho nhỏ trên ngay bậc thang đá giữa lòng Sapa.
Những cuộc nói chuyện rỉ rả cùng nhau cuối tuần đôi khi là điều mà chị em vùng cao mong đợi nhất.
Dù hoang sơ như gần 30 năm trước hay mới mẻ như hiện nay, Sapa luôn là vùng đất tài hoa, là mối giao hòa đồng đẳng giữa các tộc người thiểu số vùng núi Tây Bắc và là địa điểm nghỉ dưỡng tuyệt vời.
Nguồn ảnh: Hans-Peter Grumpe