Quay cuồng từ cuộc chiến giá dầu: 'Phao cứu sinh' nào giúp Mỹ vực dậy?

Hồng Nhung |

Cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga đang dẫn đến nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Mỹ.

Theo CNN, nhiều doanh nghiệp nhỏ của Mỹ đã phải đóng cửa trước tình trạng sụt giảm của giá dầu và khủng hoảng Covid-19.

Ngày phán xét đối với các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sắp đến. Phải nói rằng cuộc chiến giá dầu của Nga và Saudi Arabia vào đầu tháng Ba đã chấm dứt sự bùng nổ ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ. Các lệnh phong tỏa của nhiều quốc gia cũng khiến cho nhu cầu nhiên liệu giảm chưa từng có.

Và hiện tại, Nga và Saudi Arabia khiến thế giới "ngập trong dầu" với nguồn cung dư thừa và nguồn cầu ít đi.

Theo CNN, ngành công nghiệp dầu đang ở giai đoạn căng thẳng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử bởi các nỗ lực đối phó với dịch bệnh hiện nay. Cả Nga và Saudi Arabia không thể đi đến một thỏa thuận chung đồng ý cắt giảm sản xuất cần thiết để nâng giá. Vì vậy, thế giới đang phải trải qua thời gian "ngập lụt" thị trường dầu với mức giá giảm thảm hại.

Sau cuộc họp OPEC vào đầu tháng Ba, Nga không đồng ý với kế hoạch của Saudi để giảm sản xuất. Vì vậy, Saudi đã khởi xướng một cuộc chiến về giá dầu với Nga và các đồng minh. Kể từ thời điểm đó, giá dầu giảm mạnh. Vào ngày 20/4, giá dầu thô (WTI) đã kết thúc một ngày đầy tai họa mở mức -37.6 đôla một thùng. Đây là mức thấp nhất chưa từng có đối với mức giá quy định cho dầu thô WTI kể từ khi sàn giao dịch hàng hóa New York bắt đầu giao dịch tương lai dầu vào năm 1983.

Đối với hầu hết các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, giá dầu trung bình đối với mức dầu thô WTI ở khoảng 40-45 đôla một thùng ở mức tối thiểu bởi vì chi phí khai thác tương đối đắt. Ngược lại, dầu Saudi đang giữ mức giá rẻ nhất để sản xuất trên thế giới khi trung bình khoảng 8.98 đôla mỗi thùng và chi phí sản xuất của Nga ở mức 19.21 đôla một thùng. Chỉ cần trang trải chi phí sản xuất trong môi trường kinh tế toàn cầu đang có tín hiệu suy thoái sẽ khiến cho các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ thiếu tiền mặt cho cổ tức của cổ đông và chi phí cơ bản của công ty.

Các ảnh hưởng có thể nhìn thấy được trong ngành dầu đá phiến của Mỹ. Khoảng 100 công ty gas và dầu nộp đơn xin phá sản trong năm tới khi số liệu tăng vọt nếu giá của Western Texas Intermediate ở dưới 40 đôla mỗi thùng. Và chỉ giữa tháng Ba và tháng Năm, sản xuất dầu thô của Mỹ sẽ giảm từ 12.7 triệu thùng mỗi ngày xuống còn 11.9 triệu thùng mỗi ngày, đánh dấu mức lỗ kinh ngạc là mất khoảng 800.000 thùng mỗi ngày.

Theo hãng CNN, về bản chất, sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ trong vài năm qua đã kết thúc. Các khu vực như Permian Basin, mỏ dầu giá rẻ ở phía Tây Texas và là tâm điểm của sự bùng nổ dầu mỏ nước Mỹ sẽ phải chịu khả năng phá sản lớn. Vì phải chịu khoản nợ lớn, giao dịch khó khăn nên sẽ khiến ngành công nghiệp này xảy ra cú sốc đóng cửa lịch sử.

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào đầu tháng này, các quốc gia top đầu trong lĩnh vực dầu mỏ đã chung tay đưa ra một thỏa thuận sẽ hạn chế 10% sản lượng dầu thô trên toàn cầu. Hầu hết các ủng hộ thông qua các cam kết của các công ty lớn trong ngành công nghiệp dầu toàn cầu là khuyến khích việc tăng giá. Tuy nhiên, lợi ích và khả năng của ba bên khác nhau và những khác biệt đó là vấn đề trung tâm của dầu mỏ Mỹ. Thỏa thuận đã chứng mình quá ít và quá muộn.

Khi giá dầu tiếp tục lao dốc và các nhà sản xuất độc lập của Mỹ chịu mắc nợ buộc phải đóng cửa. Giấc mơ độc lập năng lượng của Mỹ nhanh chóng tan biến.

"Trong khi dầu đá phiến giúp Mỹ trở thành nhà xuất dầu lớn nhất thế giới với trung bình khoảng 17.9 triệu thùng mỗi ngày tính trong đầu năm nay thì tổng sản lượng xăng dầu của Mỹ có thể giảm từ 2 triệu đến 3 triệu một thùng mỗi ngày vào cuối năm 2020", Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouilltte cho biết.

Mỹ đang trải qua thời điểm khó khăn vì dịch bệnh và cuộc chiến giá dầu. Ngành dầu đá phiến của Mỹ sẽ tiếp tục phải chịu đựng thêm thời gian nữa bất chấp các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump khuyến khích Saudi cắt giảm sản lượng.

Tờ báo Financial Times trích dẫn lời của ông Megan Greene – nhà nghiên cứu tại Harvard Kennedy School cho rằng việc cứu trợ ngành dầu mỏ Mỹ có thể tạo ra các công ty không kiếm đủ tiền để tiếp tục kinh doanh, mà tồn tại nhờ tiền thuế của người dân.

Giới quan sát đặt ra giải thuyết mức giá dầu siêu rẻ này sẽ tồn tại trong bao lâu. Nếu giá phục hồi nhanh thì nhiều công ty sẽ tránh được cảnh phá sản.

Buddy Clark, đồng chủ tịch của công ty luật Haynes and Boone, cho biết công ty của ông đang liên tục phải giải quyết các vấn đề liên quan tới khả năng phá sản của ngành dầu mỏ, thậm chí phải điều động luật sư ở các mảng khác sang làm mảng dầu.

Mục tiêu độc lập năng lượng của Mỹ đang mất hướng và chính phủ Mỹ cần phải xoa dịu, hợp tác và tìm kiếm sự ưu ái với các quốc gia như Saudi Arabia. Saudi Arabia đang chứng minh khả năng mới của mình trong việc kiểm soát quỹ đạo thị trường dầu mỏ trong tương lai bằng cách cho thấy rằng ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ có thể chịu rủi ro từ chính sách năng lượng của vương quốc giàu có này. Trong môi trường mới này, Mỹ sẽ buộc phải thay đổi lại chính sách kinh tế và đối ngoại để đối mặt với thực tế của sự phụ thuộc năng lượng.

Quay cuồng từ cuộc chiến giá dầu: Phao cứu sinh nào giúp Mỹ vực dậy? - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại