Những "điểm sáng" trong kho vũ khí giúp Triều Tiên đối phó Mỹ - Hàn

Ngoài kho tên lửa đạn đạo, các quân binh chủng của Triều Tiên được trang bị một số vũ khí thuộc “hàng khủng”.

Xét tổng thể, kho vũ khí của Quân đội Triều Tiên tuy đông đảo nhưng trang bị khá lạc hậu hơn so với Hàn Quốc. Tất nhiên trong đó vẫn có những “điểm sáng”, và đó được coi là những vũ khí tốt nhất, khỏe nhất của Triều Tiên. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Bạo Phong Hổ do Triều Tiên tự sản xuất.
Xét tổng thể, kho vũ khí của Quân đội Triều Tiên tuy đông đảo nhưng trang bị khá lạc hậu hơn so với Hàn Quốc. Tất nhiên trong đó vẫn có những “điểm sáng”, và đó được coi là những vũ khí tốt nhất, khỏe nhất của Triều Tiên. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Bạo Phong Hổ do Triều Tiên tự sản xuất.
Theo một số nguồn tin, Bạo Phong Hổ được thiết kế dựa trên công nghệ của nhiều loại xe tăng do Mỹ - Trung Quốc sản xuất; được thiết kế với công nghệ giáp phản ứng nổ (ERA), pháo nòng trơn cỡ 125mm.
Theo một số nguồn tin, Bạo Phong Hổ được thiết kế dựa trên công nghệ của nhiều loại xe tăng do Mỹ - Trung Quốc sản xuất; được thiết kế với công nghệ giáp phản ứng nổ (ERA), pháo nòng trơn cỡ 125mm.
Siêu pháo tự hành M1989 cỡ nòng 170mm do Triều Tiên tự sản xuất.
Siêu pháo tự hành M1989 cỡ nòng 170mm do Triều Tiên tự sản xuất.
Pháo tự hành M1989 có khả năng bắn xa tới 40-60km. Với tầm bắn này, nếu đặt ở khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách Nam – Bắc Triều, nó có thể bắn tới tận thủ đô Seoul (Hàn Quốc).
Pháo tự hành M1989 có khả năng bắn xa tới 40-60km. Với tầm bắn này, nếu đặt ở khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách Nam – Bắc Triều, nó có thể bắn tới tận thủ đô Seoul (Hàn Quốc).
Siêu pháo phản lực phóng loạt M1991 trang bị giàn phóng 22 nòng cỡ 240mm, bắn những viên đạn nặng 407kg đi xa 43km. Tương tự M1989, M1991 “thừa sức” đe dọa Seoul.
Siêu pháo phản lực phóng loạt M1991 trang bị giàn phóng 22 nòng cỡ 240mm, bắn những viên đạn nặng 407kg đi xa 43km. Tương tự M1989, M1991 “thừa sức” đe dọa Seoul.
Mặc dù Triều Tiên sở hữu tới 484 chiến đấu cơ, nhưng chỉ nổi lên 2 điểm sáng lớn nhất gồm: tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-25. Đây vẫn được coi là loại máy bay hiện đại trên thế giới. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích MiG-29B của Triều Tiên.
Mặc dù Triều Tiên sở hữu tới 484 chiến đấu cơ, nhưng chỉ nổi lên 2 điểm sáng lớn nhất gồm: tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-25. Đây vẫn được coi là loại máy bay hiện đại trên thế giới. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích MiG-29B của Triều Tiên.
Tiêm kích MiG-29B được trang bị radar tầm xa, có khả năng mang được tên lửa không đối không R-73 và R-27 hiện đại của Nga. Đây là loại tiêm kích duy nhất của nước này có khả năng đối chọi gần ngang ngửa với tiêm kích KF-16 hay F-15K của Hàn Quốc. Vì lẽ đó, toàn bộ 40 chiếc MiG-29B/UB được ưu tiên đảm nhiệm vai trò phòng thủ Bình Nhưỡng.
Tiêm kích MiG-29B được trang bị radar tầm xa, có khả năng mang được tên lửa không đối không R-73 và R-27 hiện đại của Nga. Đây là loại tiêm kích duy nhất của nước này có khả năng đối chọi gần ngang ngửa với tiêm kích KF-16 hay F-15K của Hàn Quốc. Vì lẽ đó, toàn bộ 40 chiếc MiG-29B/UB được ưu tiên đảm nhiệm vai trò phòng thủ Bình Nhưỡng.
Loại máy bay hiện đại thứ 2 của Triều Tiên là cường kích cơ tầm gần Sukhoi Su-25 (trong ảnh). Đây là loại máy bay có sức tấn công mục tiêu mặt đất mạnh mẽ với vũ khí chính xác cao (tên lửa, bom).
Loại máy bay hiện đại thứ 2 của Triều Tiên là cường kích cơ tầm gần Sukhoi Su-25 (trong ảnh). Đây là loại máy bay có sức tấn công mục tiêu mặt đất mạnh mẽ với vũ khí chính xác cao (tên lửa, bom).
Trong ảnh là cố Chủ tịch Kim Jong Il đứng cạnh một chiếc Su-25 tại một kho bảo quản của Triều Tiên.
Trong ảnh là cố Chủ tịch Kim Jong Il đứng cạnh một chiếc Su-25 tại một kho bảo quản của Triều Tiên.
Theo hình ảnh của vệ tinh trinh sát (góc phải), Triều Tiên có thể cũng sở hữu 4 chiếc trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mi-26 của Nga.
Theo hình ảnh của vệ tinh trinh sát (góc phải), Triều Tiên có thể cũng sở hữu 4 chiếc trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mi-26 của Nga.
Không quân vận tải của Triều Tiên cũng trang bị 3 chiếc vận tải cơ hạng nặng nổi tiếng Il-76MD của Nga. Đây có lẽ là những chiếc máy bay có khả năng chở hàng hóa lớn nhất của nước này, 50 tấn.
Không quân vận tải của Triều Tiên cũng trang bị 3 chiếc vận tải cơ hạng nặng nổi tiếng Il-76MD của Nga. Đây có lẽ là những chiếc máy bay có khả năng chở hàng hóa lớn nhất của nước này, 50 tấn.
Hiện tại, những chiếc Il-76MD được dùng cho hãng hàng không quốc gia Air Koryo. Tuy nhiên, trong tình huống xảy ra chiến tranh, Triều Tiên có thể huy động những chiếc Il-76MD cho vận tải phương tiện xe cộ và binh lính.
Hiện tại, những chiếc Il-76MD được dùng cho hãng hàng không quốc gia Air Koryo. Tuy nhiên, trong tình huống xảy ra chiến tranh, Triều Tiên có thể huy động những chiếc Il-76MD cho vận tải phương tiện xe cộ và binh lính.
Để bảo vệ vùng trời, vùng biển, Triều Tiên có trong kho vũ khí nhiều hệ thống tên lửa phòng không từ tầm ngắn tới tầm xa. Nhưng loại hiện đại nhất, cũng như có tầm bắn xa nhất chỉ có hệ thống tên lửa S-200 do Nga sản xuất. Trong ảnh là đạn tên lửa S-200 trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng.
Để bảo vệ vùng trời, vùng biển, Triều Tiên có trong kho vũ khí nhiều hệ thống tên lửa phòng không từ tầm ngắn tới tầm xa. Nhưng loại hiện đại nhất, cũng như có tầm bắn xa nhất chỉ có hệ thống tên lửa S-200 do Nga sản xuất. Trong ảnh là đạn tên lửa S-200 trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng.
“Át chủ bài” phòng không Triều Tiên S-200 có khả năng đạt tầm bắn xa đến 300km, độ cao diệt mục tiêu 40km.
“Át chủ bài” phòng không Triều Tiên S-200 có khả năng đạt tầm bắn xa đến 300km, độ cao diệt mục tiêu 40km.
Ngoài S-200, Triều Tiên được cho là đang nỗ lực phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Trong một bức ảnh tại lễ duyệt binh của quân đội nước này đã từng xuất hiện xe mang phóng của hệ thống tên lửa KN-06 (tầm bắn 90-150km) có kiểu dáng tương tự S-300 của Nga. Tuy nhiên, không rõ tình hình phát triển hiện tại của KN-06.
Ngoài S-200, Triều Tiên được cho là đang nỗ lực phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Trong một bức ảnh tại lễ duyệt binh của quân đội nước này đã từng xuất hiện xe mang phóng của hệ thống tên lửa KN-06 (tầm bắn 90-150km) có kiểu dáng tương tự S-300 của Nga. Tuy nhiên, không rõ tình hình phát triển hiện tại của KN-06.
Theo hình ảnh vệ tinh Google Earth, Hải quân Triều Tiên có thể sở hữu một khinh hạm săn ngầm lớp Krivak Project 1135 do Nga đóng. Nếu điều này là sự thật, hạm đội tàu ngầm của Hàn Quốc có lý do để phải lo ngại.
Theo hình ảnh vệ tinh Google Earth, Hải quân Triều Tiên có thể sở hữu một khinh hạm săn ngầm lớp Krivak Project 1135 do Nga đóng. Nếu điều này là sự thật, hạm đội tàu ngầm của Hàn Quốc có lý do để phải lo ngại.
Krivak Project 1135 được trang bị hệ thống vũ khí săn ngầm mạnh mẽ gồm: 4 tên lửa URK-5 có tầm bắn xa tới 50km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m;  2 giàn phóng rocket săn ngầm RBU-6000 và ngư lôi 533mm.
Krivak Project 1135 được trang bị hệ thống vũ khí săn ngầm mạnh mẽ gồm: 4 tên lửa URK-5 có tầm bắn xa tới 50km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m; 2 giàn phóng rocket săn ngầm RBU-6000 và ngư lôi 533mm.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại