Loại vũ khí này có rất nhiều ưu điểm, tất nhiên độ khó về công nghệ và giá thành cũng sẽ cao đến mức đáng sợ. Tuy các cường quốc quân sự như Mỹ, Liên Xô đều đã từng lên ý tưởng nhưng trên thực tế tất cả vẫn chưa được triển khai.
Gần đây, cư dân mạng đã sử dụng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Typhoon kết hợp với một phần tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình Oscar để làm chủ thể cho mô hình tàu ngầm sân bay.
Chiếc hàng không mẫu hạm này được trang bị tiêm kích Su-33, bên cạnh đó nó còn có hệ thống vũ khí tự vệ và tấn công rất mạnh.
Chiến đấu cơ Su-33 triển khai trên tàu ngầm Typhoon không phải là việc khó, nhưng trên thực tế lớp tàu ngầm này sử dụng thiết kế hai thân, bên trong được chia ra, rất khó bố trí trực tiếp Su-33. Mô hình này nhìn tương đối đẹp nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề kỹ thuật cần phải giải quyết.
Phần thân to lớn của tàu ngầm chiến lược Typhoon có thể lắp đặt sàn cất hạ cánh cỡ lớn.
Phía bên trái là một phần của tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình lớp Oscar, có thể phóng tên lửa chống hạm.
Trong Thế chiến thứ II, I-400 của Nhật là chiếc tàu ngầm sân bay đã được sử dụng trong một số trận chiến. Tuy nhiên thiết kế kiểu "cao không tới, thấp không xong" này chỉ đảm nhận nhiệm vụ trinh sát do chi phí quá lớn và sức tấn công không đủ mạnh.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ cũng từng có ý tưởng thiết kế tàu ngầm sân bay.
Kế hoạch tàu ngầm siêu cấp của Liên Xô - Dự án tàu ngầm vận tải 621. Ý tưởng này giống với một con tàu đổ bộ tấn công hiện đại.
Trong thời kỳ phát triển của mạng lưới vệ tinh trinh sát quy mô lớn như hiện nay, nhóm chiến đấu tàu sân bay sẽ không thể dựa vào khả năng che giấu trên biển cả mênh mông, thậm chí còn bị theo dõi liên tục dẫn đến sức mạnh tấn công bị hạn chế.
Do vậy, trong tương lai kế hoạch phát triển tàu ngầm sân bay rất có thể sẽ trở thành hiện thực.
Tàu ngầm sân bay mang F-35 trong tưởng tượng của Hải quân Mỹ, chi phí thiết kế module hóa này không cao, tuy sức tấn công có hạn nhưng thích hợp với hoạt động đánh chặn hoặc nhiệm vụ trinh sát bí mật.