Đặt lên bàn cân 8 siêu hạm đáng gờm nhất thế giới

Hồng Hạnh |

Dưới đây là một số siêu hạm được đánh giá là lớn và mạnh nhất trên thế giới.

Khu trục hạm khổng lồ USS Zumwalt - Mỹ


Khu trục hạm lớn nhất thế giới USS Zumwalt.

Khu trục hạm lớn nhất thế giới USS Zumwalt.

Tàu khu trục khổng lồ của Hải quân Mỹ dài 189 m, có lượng giãn nước 15.000 tấn sẽ được chính thức đưa vào sử dụng trong năm 2016 sau vài lần chạy thử nghiệm.

Hiện nay chiếc tàu này đã có thể chạy thử trên biển với thời gian kéo dài liên tục 7 ngày. Với chi phí chế tạo 4,4 tỉ USD, USS Zumwalt là khu trục hạm lớn nhất của Hải quân Mỹ, được thiết kế và trang bị với những công nghệ đỉnh cao ngành đóng tàu.

Tàu chiến này có ưu điểm là khả năng tàng hình tuyệt vời của mình. Nó có thể xuất hiện như một chấm nhỏ trên radar theo dõi của quân địch, và sẽ nhầm tưởng đó chỉ là một chiếc tàu đánh cá thông thường.

Dài hơn 30 m và rộng hơn 6 m so với một chiến hạm thông thường, tàu USS Zumwalt sẽ được trang bị một hệ thống tên lửa có thể nhắm trúng mục tiêu cách xa cả trăm km. Ngoài ra trên tàu còn có thể lắp đặt vũ khí laser và pháo điện từ railgun.

Tàu khu trục lớp Izumo - Nhật Bản


Khu trục hạm lớp Izumo của Nhật Bản.

Khu trục hạm lớp Izumo của Nhật Bản.

Mặc dù giới chức Nhật Bản khẳng định con tàu này chỉ được chế tạo nhằm mục đích hỗ trợ các nhiệm vụ nhân đạo và sơ tán diện rộng trong trường hợp xảy ra thiên tai hay thảm kịch như sóng thần vào năm 2011.

Song Izumo được xếp chính thức vào dạng tàu chiến, kèm theo đó là thiết kế có sân bay để đỗ trực thăng ngay trên boong.

Izumo bị chỉ trích nằm trong kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự của đất nước mặt trời mọc, trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông.

Với chiều dài 249 m, nặng 27.000 tấn, chiến hạm Izumo có thể chứa 970 thủy thủ cũng như 14 chiếc trực thăng cùng lúc.

Tàu sân bay Nimitz - Mỹ

 


Siêu hạm Nimitz 13 tỷ USD của Hải quân Mỹ

Siêu hạm Nimitz 13 tỷ USD của Hải quân Mỹ

Được coi là hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới hiện đang hoạt động, siêu hạm Nimitz chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể hoạt động 20 năm mà không cần phải tiếp thêm nhiên liệu.

Có chiều dài 332 m, lượng giãn nước 100.000 tấn và đạt vận tốc 55 km/h, tàu Nimitz có sức chứa 5.000 người cùng với 90 máy bay ném bom hay chiến đấu cơ cùng hệ thống tên lửa phòng không.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov - Nga


Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga.

“Quái vật” của Hải quân Nga được chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1990 mặc dù được hạ thủy từ năm 1985 và đã qua nhiều lần tu sửa. Quân số trên tàu là 2.356 người, được trang bị 52 chiếc máy bay cùng nhiều tên lửa phòng không, chống hạm.

Tàu sân bay Liêu Ninh - Trung Quốc


Liêu Ninh - Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Liêu Ninh - Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Được mua lại trong một buổi đấu giá, là "chị em" với tàu sân bay Kuznetsov của Nga, Liêu Ninh được Trung Quốc cải tiến từ một chiếc tàu được trưng dụng làm casino trên biển thành chiến hạm hùng mạnh được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.

Nguyên bản tàu được đóng tại Ukraine và có tên dự kiến là Varyag. Sau đó, tàu được bán cho Trung Quốc vào năm 1998 nhưng không có động cơ, hệ thống vận hành cũng như bánh lái.

Dài 330 m, với lượng giãn nước lên tới 66.000 tấn, Liêu Ninh có thể chứa 2.626 người trong thủy thủ đoàn cùng với 30 máy bay chiến đấu, 24 trực thăng và nhiều tên lửa.

Tàu sân bay INS Vikramaditya - Ấn Độ


Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ.

Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ.

Một chiếc tàu cũ của Liên Xô cho ngừng hoạt động từ năm 1996 do chi phí vận hành quá đắt đã được Hải quân Ấn Độ mua lại với giá khoảng 2,3 tỷ USD. Sau khi được tu sửa lại, chiếc tàu sân bay cỡ lớn này đã bắt đầu đưa vào sử dụng vào tháng 10 vừa qua.

Tàu sân bay Charles de Gaulle - Pháp


Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp

Tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp

Được coi là chiến hạm lớn nhất lớn nhất Tây Âu, Charles de Gaulle của Pháp là tàu sân bay hạt nhân thứ hai trên thế giới, sau tàu USS Nimitz của Mỹ. Sau nhiều lần chạy thử nghiệm, tàu Charles de Gaulle đã được chính thức đưa vào sử dụng vào cuối năm 2013.

Mới đây, tàu sân bay Charles de Gaulle được chính phủ Paris cho phép triển khai đến Đông Địa Trung Hải để đẩy mạnh chiến dịch không kích chống IS ở Syria. Chiếc tàu có thể chứa 40 chiến đấu cơ và hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân.

Tàu sân bay Invincible - Anh


Tàu sân bay lớp Invincible của quân đội Hoàng gia Anh

Tàu sân bay lớp Invincible của quân đội Hoàng gia Anh

Mặc dù xếp ở vị trí cuối trong những con tàu sân bay lớn nhất thế giới, song Invincible hiện là chiến hạm lớn nhất đang hoạt động của Hải quân Hoàng gia Anh.

Sau khi tàu sân bay lớp Nữ hoàng Elizabeth mới sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2018, Anh sẽ là nước sở hữu tàu chiến lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại