VinFast Lux SA2.0 không có đối thủ ở phân khúc cao cấp
Theo số liệu mới công bố từ VAMA và VinFast, kết thúc tháng 9, VinFast bán tổng cộng 3.626 xe, tăng 150% so với tháng 8. Đặc biệt, cả mẫu xe nhà Vin đều đạt vị trí quán quân trong tháng 9 với 1.307 xe VinFast Lux SA2.0; 804 xe Lux A2.0 và 1.515 Fadil bán ra, bỏ xa các vị trí số 2.
Với thành tích này, Lux SA2.0 không chỉ khẳng định vị trí số 1 phân khúc cao cấp, mà còn gây bất ngờ bởi doanh số ấn tượng hơn nhiều mẫu xe cạnh tranh. Đây là phân khúc mà người dùng thường cân nhắc nhiều trước khi "xuống tiền" bởi sản phẩm có giá trị cao.
Tuy nhiên, với số tiền tương đương, người dùng được hưởng lợi nhiều hơn ở cả chất lượng sản phẩm, lẫn chính sách bán hàng của VinFast.
Điều đó lý giải vì sao Lux SA2.0 giữ vị trí độc tôn ở hạng xe cao cấp. Khi so về giá sau khi đã được hãng hỗ trợ, Lux SA 2.0 càng cho thấy thế áp đảo với "đàn em" Toyota Fortuner (553 xe), Ford Everest (652 xe) hay Mitsubishi Pajero (109 xe).
Trong khi đó, mẫu sedan dòng Lux của VinFast – Lux A2.0 - cũng có một tháng bán hàng ấn tượng với doanh số 804 xe, con số giúp mẫu sedan này tiếp tục là xe được ưa chuộng nhất phân khúc E.
So với các dòng xe trong tầm giá, VinFast Lux A2.0 bỏ xa Toyota Camry với tỷ lệ bán ra gấp đôi. Mazda6 hay Honda Accord còn lẹt đẹt hơn rất nhiều. Doanh số lần lượt của 3 mẫu sedan cỡ D Nhật Bản trong tháng 9 là 378, 171 và 23 xe.
Ở phân khúc A, Fadil bán được 1.515 xe trong tháng 9, tiếp tục trở thành xe bán chạy nhất. Đây là phân khúc có sự cạnh tranh gay gắt, với nhiều lựa chọn, như Hyundai Grand i10, Kia Morning, Toyota Wigo hay Honda Brio. Sau hơn 1 năm ra mắt, VinFast Fadil cho thấy khả năng cạnh tranh đáng gờm trước những đối thủ có nhiều năm trên thị trường.
Dù sinh sau đẻ muộn, không có lợi thế về thương hiệu và thời gian trên thị trường nhưng Fadil với sự vượt trội về công nghệ, tiện ích và động cơ mạnh hơn đã nhanh chóng chiếm cảm tình của khách hàng, việc này phản ánh qua chính doanh số tăng cao hàng tháng.
Người tiêu dùng thay đổi định nghĩa chọn mua xe
Theo chuyên gia Lê Thọ Phú, việc cả 3 mẫu VinFast đều là "vua" trong từng phân khúc cho thấy người tiêu dùng đã thay đổi định nghĩa khi chọn mua xe. Nếu trước đây, thứ tự ưu tiên là: tính thanh khoản – thương hiệu – an toàn (chất lượng) thì giờ đây thứ tự này đã đảo ngược. Khách hàng lái xe hiện quan tâm nhất tới chất lượng xe, điều đã được hãng ô tô Việt đã chứng minh trong thời gian qua.
"Tôi cho rằng bước ngoặt của thương hiệu này là thời điểm hãng công bố hai mẫu Lux đạt chứng nhận an toàn 5 sao của ASEAN NCAP, còn Fadil đạt 4 sao. Người ta đi thử xe VinFast thấy đầm, chắc, mạnh mẽ, cộng với bảo chứng từ một tổ chức đánh giá độc lập uy tín. Từ đó sự lựa chọn đến rất tự nhiên", ông Phú phân tích.
Thậm chí thị trường đã có một số trào lưu đổi từ một số hãng xe sang châu Âu sang xe Việt vì theo nhiều chuyên gia chơi xe lâu năm "VinFast có chất lượng tương đương BMW".
Bên cạnh đó, VinFast còn ghi điểm tuyệt đối nhờ chính sách hậu mãi "không giống ai" như bảo hành 5 năm, cứu hộ miễn phí 24/7, tặng quà tri ân khách cũ….
Tất cả những ưu đãi vượt trội mà hãng xe Việt không chỉ phá vỡ định kiến về hàng Việt mà còn thay đổi cả "nhân sinh quan" chọn xe trong mắt người tiêu dùng. Khách hàng Việt ngày nay không ngần ngại chọn sản phẩm của hãng xe Việt non trẻ về tuổi đời nhưng vững chắc về chất lượng và đặc biệt có sự "bảo tín" từ tập đoàn mẹ Vingroup.
Và chính họ là những người góp phần quan trọng trong việc "marketing truyền miệng" mạnh mẽ và tự nhiên cho VinFast, góp phần tạo ra hình ảnh thương hiệu quốc dân cho hãng xe nội.
Tuy mới chỉ có 3 sản phẩm thương mại (nếu không tính mẫu President chỉ sản xuất giới hạn) nhưng doanh số tháng 9 của VinFast đã đứng thứ 4 trên thị trường sau Hyundai, Toyota, Kia.
Nếu tăng dải sản phẩm, để độ phủ đủ các phân khúc, tầm giá như các xe lâu năm, chắc chắn VinFast sẽ là nhân tố "chia lại" thế cờ trên thị trường xe Việt như cách nhà ở Vinhomes hay điện thoại Vsmart đã làm.