Quần đảo nơi hàng năm diễn ra 'hành động man rợ' nhắm vào hàng trăm con cá voi xấu số

Cẩm Mai |

Hàng năm, cá voi hoa tiêu ở quần đảo Faroe của Đan Mạch thường bị thảm sát không thương tiếc, máu nhuốm đỏ cả vùng biển.

Năm 2020, mặc dù đang trong đại dịch Covid 19, cảnh tượng hãi hùng này vẫn diễn ra, vào mùa săn bắt cá voi hoa tiêu trong tháng 7.

Cụ thể là vào ngày 15/7/2020, khoảng 250 con cá voi hoa tiêu và 35 con cá heo đã bị đánh bắt gần làng Hvalba trên đảo Suduroy thuộc quần đảo Faroe.

Quần đảo nơi hàng năm diễn ra hành động man rợ nhắm vào hàng trăm con cá voi xấu số - Ảnh 1.

Vào mùa di cư hàng năm của cá voi hoa tiêu, ngư dân trên quần đảo Faroe, Đan Mạch thường đi thuyền dồn chúng vào vùng nước nông, để thợ săn lành nghề dùng móc sắc nhọn giết chết rồi kéo lên bờ. Sự việc này được gọi là "thảm sát Grindadráp".

Quần đảo Faroe có khoảng 100.000 cư dân, mỗi năm săn bắt khoảng 800 con cá voi hoa tiêu làm thực phẩm theo truyền thống hàng trăm năm nay. Từ nhiều năm qua, tổ chức bảo tồn thiên nhiên biển mang tên Sea Shepherd đã gọi đây là "hành động man rợ" và ra sức bảo vệ cá voi. 

Một vụ việc điển hình của "hành động man rợ" đã từng diễn ra là vào mùa săn bắt cá năm 2017.

Pháp luật Liên minh châu Âu, bao gồm cả Đan Mạch, vốn không cho phép giết thịt động vật hoang dã và hủy hoại môi trường sống tự nhiên. Thế nhưng, quần đảo Faroe là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch và không phải thành viên EU nên việc săn bắt cá voi ở đây vẫn được coi là hợp pháp.

Tại quần đảo Faroe, việc tàn sát cá voi hoa tiêu và các loài động vật giáp xác nhỏ khác vẫn tiếp tục diễn ra với sự hậu thuẫn cảnh sát, hải quân và chính phủ Đan Mạch.

Giám đốc điều hành của Sea Shepherd toàn cầu, thuyền trưởng Alex Cornelissen, từng nói rằng: "Để Đan Mạch khôi phục uy tín quốc tế của mình về bảo tồn động vật hoang dã, chính phủ cần phải ngừng hỗ trợ thảm sát động vật biển ngay lập tức". 

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại