Ánh sáng xanh phát ra chiếu qua những đám mây trên bầu trời ở vùng Pilbara, Tây Australia. Chùm sáng kéo dài rất lâu và nhiều người dân địa phương ghi lại cảnh tượng lạ trước khi nó biến nhất.
Video về cảnh tượng lạ chia sẻ trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Ông Glen Nagle, nhà khoa học thuộc trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung CSIRO ở thủ đô Canberra, Australia, cho biết, màu xanh của quả cầu lửa là do trong thiên thạch hàm lượng sắt cao.
Quả cầu lửa xanh kỳ lạ thắp sáng bầu trời Australia
Quả cầu lửa di chuyển với vận tốc lên đến 210 km/h. Renae Sayers, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Vũ trụ của Đại học Curtin, giải thích, khi một thể màu đỏ trong vũ trụ rơi xuống bị đốt cháy trong bầu khí quyển gây ra ánh sáng có thể quan sát trên bầu trời.
Theo NASA, khi những viên đá nhỏ bay vào bầu khí quyển của Trái đất hoặc một số hành tinh khác như sao Hỏa với tốc độ nhanh sẽ bốc cháy.
Đây là không phải lần đầu tiên một quả cầu lửa kỳ lạ được nhìn thấy ở Australia. Năm 2017, một quả cầu tương tự cũng rực sáng trên bầu trời. Thay vì cháy sáng nó lại đổi hướng bay vào vũ trụ.