Quả cầu Dyson
Nhà vật lý kiêm toán học Freeman Dyson.
Quả cầu Dyson là một siêu kiến trúc được lấy tên bởi chính người khởi xướng nên giả thuyết này - Nhà vật lý kiêm toán học Freeman Dyson.
Ông cũng là người đưa ra ý tưởng "Trí thông minh vĩnh cửu của Dyson" (hay viễn cảnh Dyson) về một loại trí thông minh vĩnh hằng.
Ông cho rằng bên ngoài hệ Mặt trời, các nền văn minh vượt trội phát triển công nghệ tiên tiến bao quanh một ngôi sao (gọi là quả cầu Dyson). Quả cầu này sẽ cung cấp năng lượng cho họ bằng cách hấp thụ năng lượng của cả một... hệ thiên hà!
Ngay từ khi còn là học sinh, Dyson đã rất đam mê thiên văn học.
Ông lập luận rằng nếu như tồn tại một nền văn minh vượt trội so với chúng ta, "họ" ắt hẳn phải cần một nguồn năng lượng cung cấp đủ lớn, và ngôi sao Dyson chính là sản phẩm của nền văn minh ấy.
Các nhà thiên văn học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cũng nghiên cứu về dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh dựa vào giả thuyết này. Đây chính là bước đột phá mới trong phương pháp "săn lùng sự sống ngoài hành tinh".
Nếu tìm thấy dấu hiệu của sự tồn tại quả cầu Dyson, đây thật sự là bước tiến mới trong việc khám phá vũ trụ dù có phát hiện nền văn minh ngoài Trái Đất hay không.
Kể từ khi Dyson đưa ra giả thuyết, rất nhiều nhà khoa học và thiên văn đã nỗ lực trong việc tìm kiếm ngôi sao bí ẩn này.
Phát hiện ánh sáng lạ từ ngôi sao bí ẩn
Quả cầu Dyson sẽ là nơi "trú ẩn" của người ngoài hành tinh.
Trong cuộc tìm kiếm ấy, một ngôi sao có ký hiệu KIC 8462852 do nhà du hành vũ trụ làm việc tại đại học liên bang Pennsylvania, Jason Wright phát hiện ra dấu hiệu bất thường.
Ngôi sao này được cho là quả cầu Dyson khi hấp thụ tới 22% lượng ánh sáng đi qua, nó có khối lượng tương đương từ 1 đến 1,4 lần khối lượng Mặt Trời.
Nhiệt độ bề mặt cũng vô cùng cao (khoảng 6000 đến 7600 độ K) và cách chúng ta khoảng 1481 năm ánh sáng
Trong khi những giả thuyết về sự sống được đưa ra, gần đây một siêu cấu trúc mới lại được phát hiện.
Quả cầu Dyson thứ 2?
Sau thời gian dài quan sát (78,8 ngày) các nhà nghiên cứu phát hiện một ngôi sao lạ được đặt tên EPIC 204278916, ngôi sao này bị hấp thụ tới... 65 % ánh sáng trong 25 ngày liên tiếp so với 1% ở các ngôi sao bình thường khác.
Đây thật sự là điều đáng lưu ý và câu hỏi đặt ra là "thứ gì" có thể hấp thụ năng lượng khủng khiếp như vậy?
Ngôi sao này còn có điểm bất thường là rất sáng ở 2 cực nhưng lại mờ dần về xích đạo. Điều này khiến các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng ngôi sao này có thể là một "ngôi sao biến dạng" (distorted star').
Do quay với tốc độ lớn nên nó trở nên dẹt đi, do đó lượng bức xạ lớn hơn ở 2 cực so với xích đạo. Ngoài ra, nhiều nhà khoa học nghĩ tới giả thuyết về quả cầu Dyson, vật thể bí ẩn hấp thụ năng lượng của ngôi sao này.
Nhà thiên văn Jason Wright, tới từ Đại học Penn State (Mỹ) cho hay:
"Người ngoài hành tinh luôn là giả thuyết cuối cùng bạn nghĩ đến, nhưng khi nhìn thứ gì đó như vậy, bạn sẽ mong đó là một nền văn minh ngoài hành tinh".
Hiện EPIC 204278916 được Kính thiên văn tại Đài thiên văn Las Cumbres tập trung nghiên cứu trong 1 năm tới, chúng ta sẽ phải chờ đợi câu trả lời trong một thời gian khá dài để biết được điều bí ẩn quanh ngôi sao này.