Qua 2 lớp áo mà vẫn nhìn xuyên thấu nốt ruồi trên ngực: Chuyên gia “lật tẩy” thói quen ăn mặc cực lạ của người xưa

Thùy Trang |

Sự ra đời của những chiếc áo mỏng như cánh ve sầu ở Trung Quốc diễn ra như thế nào?

Thực tế, khác với người hiện đại, người xưa nhạy cảm hơn nhiều về sự thay đổi của thời tiết và các mùa trong năm. Vì vậy, trang phục của họ cực kỳ kén chọn từ chất vải cho tới phong cách phối đồ. Không chỉ phù hợp với thời tiết, các bộ trang phục còn vô cùng thời thượng không kém gì so với thời bây giờ.

Sự ra đời của những chiếc áo mỏng như cánh ve sầu

Khi khai quật lăng mộ Mã Vương Đôi có niên đại hơn 2000 năm tuổi ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một bộ đồ vải tơ lụa mỏng như cánh ve sầu, nặng chưa tới 50gr, thậm chí còn nhẹ hơn cả một quả trứng. Chiếc áo được làm bằng tơ của loài tằm nhỏ sống ở thời nhà Hán, nay đã tuyệt chủng. Chiếc áo này mỏng đến nỗi khi xếp 10 chiếc áo chồng lên nhau ta vẫn nhìn thấy chữ trên trang giấy.

Theo cuốn nhật ký của một thương nhân người Ả Rập cổ đại, các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy một đoạn ghi chép miêu tả về trang phục của một vị quan nhà Đường. Khi đó, người thương nhân vô cùng kinh ngạc khi trông thấy vị quan liền hỏi rằng: "Tại sao qua 2 lớp áo rồi mà tôi vẫn nhìn thấy nốt ruồi trên ngực của ngài?". Vị quan vuốt râu cười lớn. Lúc này, người thương nhân nhìn kỹ hơn và sửng sốt, hóa ra vị quan đang mặc 5 lớp áo chứ không phải 2 lớp.

Qua 2 lớp áo mà vẫn nhìn xuyên thấu nốt ruồi trên ngực: Chuyên gia “lật tẩy” thói quen ăn mặc cực lạ của người xưa - Ảnh 1.

Chiếc áo "nhẹ tựa lông hồng" được khai quật ở lăng mộ cổ Mã Vương Đôi. (Ảnh: Sohu)

Thật ra, mục đích của người xưa khi tạo ra những chiếc áo vải tơ lụa siêu mỏng này là để làm áo khoác ngoài. Bởi họ cho rằng khi khoác trên mình loại áo này, thì bộ trang phục đang mặc sẽ tăng thêm cảm giác mờ ảo, tinh tế và sành điệu.

Những chiếc áo như thế này được dệt vô cùng tinh xảo, không thấm mồ hôi và cực kỳ thông thoáng. Vì vậy, áo vải tơ lụa nghiễm nhiên trở thành trang phục phải có của mùa hè, phù hợp cho cả nam và nữ.

Theo những ghi chép trong sử sách, Bạch Cư Dị và Nguyên Chẩn, hai nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Đường, năm đó cùng bị giáng chức, một người đến Giang Châu, người còn lại đến Thông Châu. Bạch Cư Dị lo rằng Thông Châu thời tiết nóng nực, ông đã đặc biệt gửi cho Nguyên Chẩn một bộ quần áo vải tơ lụa để mặc khi sinh sống ở đây.

Gu thời trang thời thượng của giới quý tộc và thường dân

Từ cuốn ghi chép của một vị thái giám thời nhà Minh, các nhà khảo cổ đã biết được rằng, người Trung Quốc xưa có phong cách ăn mặc rất đa dạng. Cụ thể, đối với các vị quan, vào ngày mồng 4 tháng 3, các quan trong triều đình mặc trang phục vải lụa dày dặn và trang trọng; ngày mồng 4 tháng 4, các quan sẽ mặc những lớp áo tơ lụa siêu mỏng.

Qua 2 lớp áo mà vẫn nhìn xuyên thấu nốt ruồi trên ngực: Chuyên gia “lật tẩy” thói quen ăn mặc cực lạ của người xưa - Ảnh 2.

Bức tranh "Bắc Tề hiệu thư đồ", vẽ cảnh náo nhiệt trong một hiệu sách thời Bắc Tề, qua đó có thể chiêm ngưỡng bộ đầm hai dây kết hợp khăn vải lụa của đàn ông thời xưa. (Ảnh: Sohu)

Điều này đã được chứng minh qua những bức tranh vẽ được tìm thấy bên trong các khu lăng mộ cổ. Theo những chi tiết trong các bức tranh thì người xưa không hề bảo thủ và có gu ăn mặc thoáng hơn chúng ta tưởng tượng, họ luôn biết "chiều lòng" thời tiết bằng những bộ quần áo vô cùng hợp thời, tinh tế và thoải mái.

Thậm chí, những người đàn ông thời xưa còn vô cùng ưa thích những chiếc áo được thiết kế tương tự như mẫu đầm hai dây của chị em ngày nay vậy. Ngoài ra, để tăng phần sành điệu, họ còn khoác thêm bên ngoài chiếc khăn lụa mỏng.

Tất nhiên, không phải chỉ có đàn ông mới được ăn mặc thoải mái, mà phụ nữ thời xưa cũng có thể để lộ chân lộ tay, chứ không hề bắt buộc phải kín cổng cao tường, quấn lớp trong lớp ngoài.

Qua 2 lớp áo mà vẫn nhìn xuyên thấu nốt ruồi trên ngực: Chuyên gia “lật tẩy” thói quen ăn mặc cực lạ của người xưa - Ảnh 3.

Một người phụ nữ thời xưa đang vận chiếc áo vải tơ lụa mỏng nấu cơm. (Ảnh: Sohu)

Trang phục thường thấy của phụ nữ thời xưa là áo quây bắt mắt kết hợp với quần ống rộng cạp cao, khoác thêm chiếc áo vải tơ lụa. Phong cách thời trang này đến giờ vẫn đang thịnh hành trong thế giới hiện đại chúng ta.

Tuy nhiên, vải lụa vốn là một loại vải đắt tiền và thường chỉ có các quan chức quý tộc mới đủ khả năng để mặc nó. Vậy những người dân bình thường thì sao?

Trong "Hàn Phi tử - Ngũ Đố", có câu "Đông mặc lông hươu con, hè mặc áo vải đay" đã cho thấy, người xưa từ lâu đã biết lấy sợi từ vỏ của cây sắn, cây đay và các loại cây khác để may quần áo. Từ những bộ quần áo được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ, các chuyên gia đã thống kê được rằng, thời nhà Chu, quần áo được làm bằng vải đay mịn và vải đay thô. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, hầu hết quần áo mặc đều làm từ vải đay. Có thể thấy rằng vải đay rất được ưa chuộng.

Bởi vì chu kỳ phát triển của cây sắn chậm, mà chu kỳ phát triển của cây đay nhanh, chỉ cần 1 năm là có thể thu hoạch được. Ngoài ra, thời đó, cây đay là một loại cây được trồng phổ biến, giá thành rất rẻ. Do đó, vải dệt từ sợi đay trở thành một loại vải may trang phục của dân thường.

Qua 2 lớp áo mà vẫn nhìn xuyên thấu nốt ruồi trên ngực: Chuyên gia “lật tẩy” thói quen ăn mặc cực lạ của người xưa - Ảnh 5.

Áo làm từ vải sợi tre. (Ảnh: Sohu)

Bên cạnh đó, người dân thời xưa phần lớn là làm nông dân, hàng ngày đều phải làm việc dưới tiết trời nắng chói chang nên đổ rất nhiều mồ hôi. Do đó, họ đã nghĩ ra cách dệt những chiếc áo từ sợi tre, với tác dụng không thấm mồ hôi, mát và thông thoáng.

Qua những dẫn chứng từ sử sách, tranh vẽ hay từ những món đồ cổ do các nhà khảo cổ khai quật, có thể thấy rằng, trang phục và phong cách ăn mặc của người Trung Quốc xưa khác xa so với tưởng tượng của chúng ta. Người xưa không chỉ có mắt thẩm mỹ đặc biệt và gu thời trang tinh tế mà kỹ thuật dệt vải của họ cũng vô cùng cao siêu khiến người hiện đại phải ngả mũ thán phục.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại