Putin và trận đại chiến cuối cùng ở Syria

Tiệp Nguyễn |

Thổ Nhĩ Kỳ đã chịu lép vế trước Nga và Iran trong cuộc họp thượng đỉnh 3 bên tại Tehran và phải chấp nhận cho Syria-Nga-Iran thực hiện cuộc tấn công vào tỉnh Idlib để quét sạch khủng bố và các nhóm đối lập mà Ankara từng huấn luyện, hỗ trợ và gây ảnh hưởng.


Đây là một thất bại lớn với Thổ Nhĩ Kỳ và nước này ngày càng phụ thuộc vào Nga cùng Iran trong vấn đề năng lượng, theo RI.

Cuộc họp thượng đỉnh 3 bên tại Tehran giữa các vị tổng thống của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga là một trong những sự kiện hiếm thấy về ngoại giao quốc tế. Cuộc họp này được truyền hình trực tiếp.

Và tất cả những ai xem nó đều thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã sai lầm thế nào và cách mà Tổng thống Putin đã khiến ông phải như vậy.

Đây là một trường hợp hiếm có nhưng không phải duy nhất về mặt ngoại giao quốc tế khi quan hệ đối tác ba bên có thể gây thiệt hại cho lợi ích của phương Tây phơi bày những dấu hiệu của sự thất bại với một vấn đề quốc tế nóng bỏng.

Điều mà phương Tây - hệ thống an ninh phía bên kia Đại Tây Dương đôi khi lo ngại là vì thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ đối tác với Nga và Iran tại Syria.

Tuy nhiên, chiến dịch quân sự lớn của chế độ Syria và Nga với sự hỗ trợ của Iran để đập tan nơi trú ngụ của những tay thánh chiến tại Idlib sẽ đóng cửa mối quan hệ đối tác 3 bên giữa Thổ Nhĩ Kỳ-Iran-Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập 12 vị trí quan sát quân sự tại tỉnh Idlib để thực thi thỏa thuận Astana đạt được với Nga và Iran. Và Thổ Nhĩ Kỳ đang mạnh mẽ chống lại một chiến dịch quân sự tại Idlib cũng như Mỹ, Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc.

Liệu điều này có nghĩa là sự bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ ở một bên, còn Nga và Iran ở phía bên kia khi e ngại yêu cầu ngừng bắn của ông Erdogan sẽ đẩy Ankara về lại với phương Tây - trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy mọi dấu hiệu sẽ từ bỏ phương Tây trong 2 năm vừa qua?

Điều này sẽ không xảy ra vì hội nghị thượng đỉnh Tehran đã bộc lộ sự đơn độc và bị cô lập của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tất nhiên đây không phải là điều mà truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận - 100% nằm dưới quyền kiểm soát của ông Erdogan để truyền đạt tin tức tới công chúng Thổ Nhĩ Kỳ. B

áo chí nước này nhất trí mô tả những biểu hiện của ông Erdogan tại Tehran là một chiến thắng. Nhưng truyền thông xã hội đã cho thấy ông Erdogan đang tiếp tục ăn những quả hồ trăn của Iran trong khi chủ nhà Tổng thống Iran Hassan Rouhani và người đồng cấp Vladimir Putin thì có vẻ là những chính khách thực thụ.

Trong diễn văn được truyền hình trực tiếp, có vẻ ông Erdogan đã mất đi tài hùng biện của mình. Ông không đưa ra những lời nói chính xác và kết thúc một câu nói mà không bị lỗi ngữ pháp. Ông Putin đã đáp lại ông Erdogan với khuôn mặt khôi hài không thể che giấu. Kết quả của cuộc họp thượng đỉnh Tehran không có lợi cho tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở mức độ đơn giản là những gì ông Erdogan muốn và cái mà ông đạt được. Ông đòi hỏi phải ngừng bắn tại Idlib để năng Nga và Syria cùng thực hiện cuộc tấn công nhưng ông không đạt được. Truyền thông ủng hộ chính phủ của Thổ Nhĩ Kỳ đã bộc lộ sự bực bội và thất vọng sâu sắc của ông Erdogan và phó thủ tướng Devlet Bahceli trước ông Putin.

Putin và trận đại chiến cuối cùng ở Syria - Ảnh 1.

Quân Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Idlib, Syria.

Thông cáo chung của cuộc họp thượng đỉnh Tehran nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ thực hiện hành động quân sự tại Idlib, đặt qua một bên những phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ. Ý chính của thông cáo chung với 12 mục là Mục 4 có đoạn:

"Khẳng định lại một lần nữa quyết tâm tiếp tục hợp tác nhằm hoàn toàn tiêu diệt DEASH/ISIL [Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS], Mặt trận Al-Nusra [Hayat Tahrir al-Sham] và tất cả các cá nhân, nhóm, thực thể có liên quan với al-Qaeda hay DEASH/ISIL đã được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc định rõ là khủng bố.

Họ nhấn mạnh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố, sự phân biệt giữa các nhóm khủng bố đã được đề cập ở trên và các nhóm vũ trang đối lập đã hoặc sẽ tham gia lệnh ngừng bắn của chế độ sẽ là điều quan trọng nhất bao gồm cả việc chú ý để ngăn những thương vong với thường dân".

Một vài dòng chữ được dùng để xoa dịu ông Erdogan xuất hiện ở Mục 5:

"Tái khẳng định nhận thức của họ rằng sẽ không có một giải pháp quân sự với cuộc xung đột Syria và nó chỉ có thể kết thúc với một tiến trình đàm phán chính trị. Họ khẳng định quyết tâm tiếp tục quan hệ hợp tác tích cực với tầm nhìn thúc đẩy một tiến trình chính trị chắc chắn phù hợp với quyết định của Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria tại Sochi và nghị quyết số 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".

Những lời xoa dịu này không có bất cứ tác động nào tới truyền thông quốc tế, đã không bỏ qua điểm cốt yếu của vấn đề. Ví dụ, Reuters đã đặt tít cho phân tích của mình là "Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã thất bại trong việc đồng thuận ngừng bắn tại Idlib, Syria". Tin nổi bật của Washington Post là "Cái giá cao về mặt ngoại giao khi trận chiến lớn ở Idlib, Syria bắt đầu".

Tại Tehran, ông Erdogan nhấn mạnh có thể xảy ra thảm họa nhân đạo khi thực hiện chiến dịch quân sự tại Idlib, ông trích dẫn câu thơ bất hủ của Saadi Shirazi người Iran: "Nếu bạn không thương cảm nỗi đau của nhân loại, bạn chẳng thể giữ lại cái tên của con người".

Nhưng ông đã không thành công vì hai ông Putin và Rouhani không quan tâm nhiều tới việc xoa dịu nỗi sợ của ông Erdogan về một cuộc tấn công quân sự có thể khiến hơn một triệu người tị nạn đổ về Thổ Nhĩ Kỳ.

Putin và trận đại chiến cuối cùng ở Syria - Ảnh 2.

Nhóm Hayat Tahrir al-Sham tại tỉnh Idlib.

Nhưng sự lo lắng của ông Erdogan không chỉ dừng lại ở một làn sóng tị nạn mới. Ông bị buộc phải đối đầu với nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham - trước đây là Jabhat al-Nusra một chi nhánh của al-Qaeda tại Syria, kiểm soát phần lớn tỉnh Idlib và để cho Thổ Nhĩ Kỳ khuếch trương ảnh hưởng tại đây.

Những nhóm đối lập khác tại Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ huấn luyện và vẫn đang cung cấp hỗ trợ tài chính cùng hậu cần đang chống lại chế độ tổng thống Assad một cách cứng rắn.

Nếu ông Erdogan không thể ngăn bước tiến của Nga, Iran và chế độ Syria tại tỉnh Idlib, diễn biến tiếp theo không chỉ biểu thị sự chấm dứt của mối quan hệ 3 bên được thiết lập tại Astana, mà còn khiến Thổ Nhĩ Kỳ mất đi uy tín và ảnh hưởng với phe đối lập tại Syria.

Đó chính là đòn bẩy chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ đặt mình thành một tay chơi quan trọng trên vũ đài Syria. Syria trở thành điểm trọng tâm trong một cuộc xung đột với khả năng định hình lại cán cân quyền lực quốc tế, khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ và ông Erdogan phải hành động như một trung tâm quyền lực uy tín, dù với hình ảnh là nhân vật phụ giúp đỡ tích cực cho ông Putin và Nga.

Điều ông Putin có thể làm tốt nhất cho ông Erdogan sau cuộc họp thượng đỉnh Tehran là chỉ đạo giai đoạn sẽ thực hiện cuộc tấn công tại Idlib để đối tác Thổ Nhĩ Kỳ có thể kiếm được thêm thời gian. Nhưng ngay cả như vậy thì sự khó khăn với Ankara nằm ở khu vực mà Hayat Tahrir al-Sham đang tập trung.

Tổ chức khủng bố này có hơn 10.000 tay súng, giữ những vùng gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ từ Jisr al-Shughour tới Bab al-Hawa - những giao điểm giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, kéo dài 35km, kiểm soát con đường viện trợ nhân đạo qua Thổ Nhĩ Kỳ vào Idlib.

Chừng nào chế độ Syria và đồng minh chính là Nga và Iran vẫn còn cứng rắn trong việc xóa sổ những tay thánh chiến tại Idlib thì vẫn có những thực tế khó khăn sau:

1. Nga và Iran sẽ áp đặt quyền kiểm soát của chế độ tổng thống Assad ở những đường biên giới bao gồm cả biên giới giữa tỉnh Idlib và Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này chưa thể thực hiện trừ phi Hayat Tahrir al-Sham bị tiêu diệt tại Idlib.

2. Người tị nạn sẽ chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ (bao gồm cả khủng bố); một thảm họa nhân đạo rất khó ngăn chặn.

Diễn biến này có thể kết hợp với nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính kinh tế tại Thổ Nhĩ Kỳ và khiến cho các nước châu Âu phải run sợ trước dòng lũ tị nạn có thể đổ vào nước mình.

Câu hỏi không dễ trả lời là tại sao ông Putin lại tận lực để thực hiện một hành động tạo ra sự bất đồng với ông Erdogan trong thời điểm Nga đang hưởng lợi từ bất hòa của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ.

Có thể ông Putin đã kết luận rằng khoảng cách giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây đã ở mức độ không thể vượt qua và ông có thể không cần để ý tới những ý muốn của Ankara về vấn đề Idlib, đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ không còn nơi nào khác để đi vì ngày càng phụ thuộc vào Nga và Iran trong vấn đề năng lượng (rốt cuộc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thỏa thuận lập một khu phi quân sự tại Idlib và Nga-Syria tạm ngừng chiến dịch tổng tấn công vào tỉnh này).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại