NATO: Kế hoạch 6 tháng "táo bạo" của Tổng thống Biden và điều khiến Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi phút chót

Tất Đạt |

Việc NATO kết nạp thêm Phần Lan và Thuỵ Điển có sự tham gia không nhỏ của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Giai đoạn cuối

Tổng thống Joe Biden đang gặp gỡ vua Tây Ban Nha hôm 28/6 khi có tin một kế hoạch táo bạo mà ông đã ấp ủ sáu tháng trước đó đang trong giai đoạn hoàn thành cuối cùng.

Các nhà lãnh đạo của Phần Lan và Thụy Điển khi đó đang đối thoại trong một phòng họp với nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đã đặt ra rào cản cho việc gia nhập NATO của 2 nước nói trên. Sau cùng, nhóm này đã đạt được một bước đột phá nhưng họ vẫn cần sự chấp thuận của ông Biden.

Khi rời khỏi cuộc gặp với Nhà vua Felipe VI tại Cung điện Hoàng gia, ông Biden được thông báo tóm tắt về thỏa thuận mà Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan.

Trong hơn 6 tháng kể từ khi ông Biden có cuộc điện đàm đầu tiên đề nghị Phần Lan gia nhập NATO, tình hình an ninh ở châu Âu đã có những thay đổi nghiêm trọng. Các cuộc xung đột đã làm sụp đổ những giả thiết lâu nay về trạng thái an ninh của các quốc gia dọc theo biên giới của Nga. Sau đó, các quốc gia duy trì chính sách trung lập nghiêm ngặt trong hàng thập kỉ qua đang đột ngột buộc phải xem xét lại lập trường của họ.

NATO: Kế hoạch 6 tháng táo bạo của ông Biden và điều khiến Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi phút chót - Ảnh 1.

Các quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thuỵ Điển sau khi ký một bản ghi nhớ trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý để Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của liên minh quốc phòng NATO tại Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 28/6/2022.

"Quyết định rời vị thế trung lập truyền thống, gia nhập liên minh NATO của họ sẽ khiến chúng tôi mạnh mẽ hơn, an toàn hơn, và NATO sẽ trở nên mạnh mẽ hơn", ông Biden nói khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid.

Những nỗ lực đưa Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO đều là thành quả của nhiều tháng ngoại giao ổn định và trong những ngày qua là một loạt các cuộc điện đàm và cuộc họp giữa các quan chức hàng đầu. NATO mới đây đã chính thức gia hạn lời mời cho Phần Lan và Thụy Điển tham gia liên minh.

Lời kêu gọi của Mỹ

Sự thay đổi trong quan điểm của Phần Lan có thể thấy rất rõ ràng. Hồi tháng 12 năm ngoái, trước khi cuộc xung đột lớn bắt đầu, việc Phần Lan gia nhập NATO dường như vẫn rất xa vời.

Tuy nhiên, vào ngày 13/12, ông Biden đã gọi điện cho ông Niinistö để đề xuất ý tưởng.

Vào tháng 3, sau khi xung đột nổ ra, ông Biden tiếp tục mời ông Niinistö đến Nhà Trắng để đàm phán. Ngồi trong Phòng Bầu dục và nói chi tiết về lời đề nghị này, hai nhà lãnh đạo nhấc điện thoại và điện đàm cho Thủ tướng Andersson ở Thụy Điển để kêu gọi quốc gia này tham gia.

Vào tháng 5, hai nước đã chính thức nộp đơn xin gia nhập liên minh NATO. Ngày hôm sau, họ có mặt trong Vườn Hồng của Nhà Trắng với ông Biden để đánh dấu một cột mốc lịch sử.

"Sau 200 năm duy trì lập trường quân sự không liên kết, Thụy Điển đã chọn một con đường mới", bà Andersson nói.

"Phần Lan đã đưa ra quyết định của mình sau một quá trình nhanh chóng nhưng rất kỹ lưỡng", ông Niinistö cho biết thêm.

Tuy nhiên, việc tổ chức lễ kỷ niệm Vườn Hồng đã bị Thổ Nhĩ Kỳ phản đối mạnh mẽ. Thành viên lâu năm của NATO cáo buộc các quốc gia thành viên xin gia nhập chứa chấp các thành viên của Đảng Công nhân Kurdistan thuộc lực lượng ly khai, còn được gọi là PKK, mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là một tổ chức khủng bố.

NATO: Kế hoạch 6 tháng táo bạo của ông Biden và điều khiến Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi phút chót - Ảnh 2.

Ông cũng muốn các nước gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ đã được áp dụng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào miền bắc Syria vào năm 2019.

Các cuộc đàm phán liên tục diễn ra giữa các bên khác nhau. Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói chuyện với những người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ. Phần Lan và Thụy Điển cũng duy trì các cuộc đàm phán riêng với Ankara.

Khi hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid đến gần, các quan chức Mỹ và châu Âu ngày càng thất vọng trước thái độ kiên quyết của Ankara. Một số người cho rằng Tổng thống Erdogan đang cố tình làm vậy để tìm kiếm nhượng bộ từ Mỹ.

Nhưng khi hội nghị thượng đỉnh NATO đến gần hơn, những dấu hiệu tiến triển bắt đầu xuất hiện. Sáng 28/6, Tổng thống Biden nhận được yêu cầu từ Tổng thống Niinisto và Thủ tướng Andersson: Đã đến lúc ông gọi cho lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Biden đồng ý với quan điểm này.

Một quan chức châu Âu giấu tên cho biết: "Thổ Nhĩ Kỳ có thói quen không nhượng bộ cho tới phút chót và nó dường như đã trở thành thông lệ. Phút chót đó dường như được họ xác định là một cuộc gặp song phương với Tổng thống Mỹ".

Chiến lược này tỏ ra hiệu quả. Vào chiều tối 28/6, ông Niinistö, bà Andersson and ông Erdoğan cùng thông báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ không còn phản đối và đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển sẽ được thông qua. Tổng thống Biden ngày hôm sau lập tức gặp mặt người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ "đã có những gì mình muốn", trong đó có thỏa thuận về hợp tác "dẫn độ tội phạm khủng bố".

"Xin chúc mừng Phần Lan, Thụy Điển và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một bản ghi nhớ ba bên - một bước quan trọng đối với lời mời của NATO đến Phần Lan và Thụy Điển, điều này sẽ củng cố Liên minh của chúng ta và củng cố an ninh tập thể của chúng ta - và là một cách tuyệt vời để bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh," ông Biden viết trên Twitter.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại